Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời

Dạy con không bao giờ là quá muộn. Một đứa trẻ tập đi có thể không vâng lời như trẻ 5 tuổi nhưng nếu được dạy dỗ đúng cách, bé vẫn sẽ rất ngoan. Sau đây là 8 bí quyết mà một nhà giáo dục chia sẻ với các phụ huynh có con trong độ tuổi này để bé vâng lời dễ dàng hơn.


Trẻ mới biết đi không phải lúc nào cũng nghe lời. Ở độ tuổinày, bạn cần phải dạy chúng cách chú ý đến lời nói của ngườikhác. “Nhưng điều thường xảy ra”, bà Roni Leiderman - Phó Hiệu trưởng của Trung tâm Gia đình tại Đại học Nova Southeastenở Fort Lauderdale, bang Florida - nói, “Thường thì bốmẹ sẽ nhắc đi nhắc lại một điều gì đó 10 lần, rồi quay sang phạt các bé. Điều này thực ra lại tạo cho trẻ thói quen không nghe lời cho đến khi bị mắng lần thứ 10!”.
Nếu lắng nghe, bé sẽ học hỏi hiệu quả hơn, chú ý hơn đến những nguy hiểm xung quanh, ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ và thầy cô, hòa đồng hơn với bạn bè. Có nhiều phương pháp đơn giản có thể rèn cho trẻ những kỹ năng để biết vâng lời người khác. Và, như bà Roni nói, “Dạy con không bao giờ là quá muộn. Một đứa trẻ tập đi có thể không vâng lời như trẻ 5 tuổi nhưng nếu được dạy dỗ đúng cách, bé vẫn sẽ rất ngoan”.

1. Hãy đứng vừa tầm với bé
Trước sau gì các ông bố bà mẹ cũng sẽ nhận ra rằng quát mắng từ trên cao (hay thậm chí là từ một phòng khác) sẽ không mang lại kết quả. Ngồi thấp xuống hoặc bế con lên để bạn có thể nhìn vào mắt bé, khiến bé chú ý đến lời nói của bố mẹ. Bé sẽ vâng lời khi bạn ngồi cạnh vào bữa ăn sáng và nhắc phải ăn nhiều rau, hay khi mẹ cúi xuống cạnh giường nhắc bé phải tắt đèn đi ngủ sớm. Giao tiếp qua ánh mắt là vô cùng quan trọng và cực kỳ hiệu quả khi nói chuyện trực tiếp với con.

2. Nói rõ ràng
Nói lên yêu cầu của bố mẹ thật rõ ràng, đơn giản và nghiêm khắc. Trẻ sẽ mất tập trung nếu mẹ nói nhai nhải về một vấn đề quá lâu. Thật khó để tìm ích lợi từ một lời nhắc nhở dài dòng như “Bên ngoài trời rất lạnh và gần đây con hay bị ốm. Vậy nên bây giờ bố mẹ muốn con phải mặc áo len vào trước khi chúng ta ra ngoài”. Thay vào đó, chỉ cần nói “Con mặc áo len vào đi” là bé sẽ không nhầm lẫn. Và cũng đừng nhắc nhở trẻ dưới dạng một câu hỏi nếu con bạn không được quyền lựa chọn. “Con leo lên ghế ngồi đi” sẽ có hiệu quả hơn là “Lại đây và ngồi lên ghế nào, con nhé?”.
Tuy cho con được quyền chọn lựa cũng rất tốt nhưng hãy chắc chắn rằng ba mẹ sẽ hài lòng dù bé chọn điều gì - và chỉ cần hai lựa chọn là đủ. Bằng cách cho bé lựa chọn một cách có giới hạn, bé sẽ cảm thấy tự do và không bị ép buộc (và bạn cũng sẽ thoải mái với lựa chọn của bé).


3. Nói và làm nhanh chóng
Cho con thấy rằng bạn rất nghiêm túc chứ không đe dọa hay hứa suông. Nếu bạn nói với cô con gái hai tuổi: “Con phải uống sữa vào bữa tối nhé”, hãy dứt khoát, đừng dông dài rồi cho bé uống nước ngọt. Nếu bạn cảnh báo rằng bé sẽ bị phạt nếu hư thì hãy phạt bé thật sự.
Hãy chắc chắn rằng vợ, chồng, hoặc người cùng nuôi con tôn trọng quan điểm và cách dạy con, như vậy không ai sẽ xem thường vai trò của ai. Nếu bất đồng ý kiến, hãy trao đổi thẳng thắn, cởi mở để cả hai biết mình cần khuyên bảo và xử sự với con thế nào nếu bé phạm sai lầm. Nếu phải phạt, hãy phạt một cách nhanh chóng, nếu không, lời dặn dò và cảnh báo của bạn sẽ mất tác dụng. Chẳng bà mẹ hay ông bố nào muốn mình phải gào lên “Con đừng chạy sang đường!” chục lần rồi bé mới bắt đầu chú ý đâu nhỉ?
Việc giúp trẻ ý thức được nguy hiểm và biết cách giải quyết những vấn đề đó một cách an toàn cũng là vô cùng quan trọng. Ví dụ, khi con sang đường, hãy nắm tay bé thật chặt - như vậy bé sẽ tự hiểu rằng mình phải đi cẩn thận.
Và cũng đừng lầm tưởng rằng đối với những vấn đề không nguy hiểm, như “Để cái ly lên bàn đi con”, thì bạn chỉ cần nhắc đi nhắc lại là bé sẽ nghe. Nhẹ nhàng cầm tay, hướng dẫn bé đặt cái ly lên bàn để con hiểu bạn muốn bé làm gì.

4. Củng cố thông điệp
Sẽ rất có ích nếu bạn củng cố lời nói bằng một vài hành động nho nhỏ, nhất là khi bé đang chú ý đến một trò chơi thú vị nào đó. Nhắc bé “Đến giờ đi ngủ rồi con!” và làm một vài dấu hiệu trực quan (bật tắt công tắc đèn), dấu hiệu về cơ thể (đặt tay lên vai con và hướng sự chú ý của bé về mẹ thay vì con búp bê) và hướng dẫn cụ thể (dẫn bé về phía giường ngủ, kéo chăn xuống, vỗ vỗ vào gối).


5. Dặn dò
Hãy nhắc nhở bé trước những sự việc quan trọng như trước khi cho bé đi chơi, đặc biệt là nếu con thường rất ham chơi hoặc thích chơi với bạn bè. Trước khi ra khỏi nhà, hãy dặn bé: “Lát nữa bố mẹ sẽ cho con đi chơi. Nhưng khi nào bố mẹ gọi về thì con nhớ phải ra khỏi nhà banh và rửa tay sạch sẽ đấy”.

6. Nhắc nhở bé một cách cụ thể và sinh động
“Nếu muốn em bé hai tuổi dọn đồ chơi, bé sẽ nhìn quanh phòng một lượt rồi than ngắn thở dài”, bà Roni nói. “Thay vào đó, mẹ nên cho bé một lời nhắc cụ thể, như: Con hãy cất cái lego màu vàng kia đi”. Rồi sau đó: “Ngoan lắm. Bây giờ con cất cái ô tô màu xanh đi”.
Quát tháo và la mắng có thể có tác dụng (với một số trẻ) nhưng như thế thì mọi người đều không vui. Hầu hết các bé thường nghe lời và ngoan nhất khi bạn yêu cầu một cách tự tin và hài hước. Ví dụ, thỉnh thoảng, bạn có thể nhắc nhở bé bằng một cách bông đùa âu yếm, hoặc biến lời nói thành một câu hát. Bạn có thể hát câu “Đến giờ đánh răng rồi con” theo nhịp điệu một bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh” chẳng hạn.

7. Khen ngợi ngay khi con ngoan
Nhấn mạnh lợi ích của việc làm thay vì biến nó thành một nghĩa vụ. (Thay vì nói “Con phải đánh răng nếu không con sẽ bị sâu răng” hoặc “Con phải đánh răng NGAY B Y GIỜ!”, sao bạn không thử “Con đánh răng đi rồi mẹ sẽ cho con chọn áo ngủ tối nay”). Khen bé khi bé đánh răng xong, ví dụ như “Con ngoan lắm!”.
Sự hài hước, tình cảm và sự tin tưởng bạn bộc lộ với con khi dặn dò bé sẽ làm bé muốn nghe lời bạn, vì bé biết bạn yêu bé và nghĩ bé rất đặc biệt. Đây là một phần rất quan trọng kể cả khi bạn cần nghiêm khắc với bé.
Đưa ra những yêu cầu thẳng thắn, đầy uy quyền không đồng nghĩa với việc bạn phải thô lỗ với bé - lời nói của bạn sẽ có hiệu lực hơn khi đi kèm với một cái ôm hoặc một nụ cười. Có vậy thì bé mới thấy nghe lời bạn là một việc rất vui.
Nếu bạn thường xuyên nhắc con về những sai lầm thì hãy nghĩ xem chính mình có muốn nghe sếp chỉ đạo bằng những chỉ trích tiêu cực không? Con bạn thường sẽ nghe lời hơn nếu bạn chú ý đến những lần bé ngoan ngoãn và khen: “Con cất đồ chơi ngay khi mẹ bảo. Ngoan lắm!” hoặc “Vừa nãy con rất nhẹ nhàng với em chó cún. Mẹ tự hào về con!”. Nếu bạn càng cho trẻ nhiều lời nhận xét tích cực thì bé càng lắng nghe kỹ hơn khi mẹ muốn nhắc nhở.

8. Bố mẹ hãy làm gương
Trẻ mẫu giáo thường nghe lời hơn khi bé thấy rằng bố mẹ cũng rất hay lắng nghe con. Hãy biến việc nghe con nói thành thói quen, tôn trọng bé như tôn trọng bất kỳ người lớn nào. Trả lời bé thật lịch sự, dịu dàng và để bé nói hết câu chứ đừng cắt lời.
Việc này nghe có vẻ rất khó khăn đặc biệt là khi bạn đang bận nấu bữa tối mà con lại “thích tám chuyện” nhưng đừng bỏ đi hoặc quay lưng khi bé đang nói chuyện. Câu nói “Làm theo lời mẹ, chứ đừng làm theo mẹ” hoàn toàn nên loại bỏ khi bạn đang dạy con.

Sưu tầm


THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Không có gì tai hại bằng việc lãng phí thời gian. (Michelangelo)
  • Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào. (A. LINCOLN)
  • Trên đường thành công không có dấu chân của người kẻ lưởi biếng. (Lỗ Tấn)
  • Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau. (UNESCO)
  • Học thôi chưa đủ, phải hành. Muốn thôi chưa đủ, phải làm. (JOHANN WOLFGANG VON GOETHE)
  • Con người không phải là một bình nước cần được đổ đầy mà là một ngọn đèn cần được thắp sáng. (Kahlil Gibran)
  • Chúng ta đừng bằng lòng chờ đợi những gì sẽ xảy ra, mà hãy quyết tâm làm cho những điều xảy ra đúng hiện thực. (P.Marshall)
  • Không có tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ. (BALZAC)
  • Nếu như tưởng tượng rằng những gì chúng ta biết là một hình tròn thì những gì ngoài vòng tròn đó thật lớn biết bao. (ALBERT EINSTEIN)
  • Đừng sợ phạm sai lầm. Nhưng hãy đảm bảo là không bao giờ lặp lại sai lầm đó lần thứ hai. (Akio Morita)