Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Làm gì để trẻ bớt nhút nhát?

Khi ở độ tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi), bé nhút nhát là điều tự nhiên. Nhưng đối với bé ở lứa tuổi mẫu giáo, tính nhút nhát lại khiến bố mẹ rất lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và phải làm gì để trẻ bớt nhút nhát?

Khi ở độ tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi), bé nhút nhát là điều tự nhiên. Nhưng đối với bé ở lứa tuổi mẫu giáo, tính nhút nhát lại khiến bố mẹ rất lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và phải làm gì để trẻ bớt nhút nhát?


Ảnh minh họa

Trẻ bình thường có tính nhút nhát có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết các nguyên nhân này đều có cách giải quyết rất đơn giản. Bố mẹ nên kiên trì tìm hiểu để khắc phục tính nhút nhát cho con.

1. Nguyên nhân

- Cảm giác sợ hãi: Khi được gia đình bao bọc quá kỹ, bé dễ bị nhiều nỗi sợ hãi: sợ đau, sợ người lạ... Hơn nữa, trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Bé dễ lo lắng về các nhân vật không có thật như "ông ba bị" hay "con ma lom"...

- Bị ảnh hưởng từ bố mẹ: Nếu bé nhìn thấy bố mẹ sợ chuột, hoặc co rúm người lại khi đi vào phòng khám răng... thì bé cũng sẽ sợ những thứ ấy.

- Kĩ năng nói kém: Các nhà nghiên cứu đã kết luận, kĩ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Nói kém khiến trẻ cảm thấy rụt rè khi phải giao tiếp với ai đó.

- Trẻ bị stress: Stress có thể làm trẻ trở nên hung dữ, nhưng đôi khi cũng khiến bé lãnh đạm và nhút nhát hơn.

Bạn có thể nhận ra con mình bị stress qua những biểu hiện hàng ngày như tính tình, hành động, kiểu ngủ, thậm chí là tè dầm... Một số trẻ còn bị đau bao tử hoặc nhức đầu, còn số khác có thể mút tay, xoắn tóc, ngoáy mũi...

2. Bạn nên làm gì?

Sợ hãi là cảm xúc tự nhiên, không có gì là xấu, nhưng bạn cần cho con hiểu bất cứ nỗi sợ nào cũng có cách chế ngự:

- Trò chuyện với trẻ nhiều hơn: Nỗi lo sợ của bé có thể rất buồn cười và vô lý với bạn, nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Vì vậy, bạn nên nghiêm túc nói chuyện về nỗi sợ đó; giải thích cho con một cách đơn giản, vui vẻ nhất về cái mà con đang sợ. Cuối cùng, khẳng định với trẻ: "Điều đó chẳng đáng sợ chút nào." Trẻ con sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu bạn cố tình phớt lờ nỗi sợ của chúng.

- Biến nỗi sợ thành niềm vui: Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy chơi bịt mắt trốn tìm, tắt đèn vui đùa cùng bố mẹ. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người thường vuốt ve và cho thú ăn. Còn nếu bé sợ ma, bạn hãy để bé và bạn bè hóa trang thành những con ma và chơi các trò chơi vui nhộn...

Bạn nên để bé đối mặt với những điều khiến bé sợ hãi nhưng trong trạng thái vui vẻ. Điều này khiến bé nhận ra rằng nỗi sợ thực ra chẳng có gì đáng sợ.

- Tạo cảm giác quen thuộc: Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ hoặc ngủ riêng, bạn nên để trẻ mang theo bên mình những "bửu bối" thân thiết như gối ôm hoặc gấu nhồi bông. Chúng có tác dụng an ủi bé lúc bé cảm thấy lo lắng. Khi lớn hơn, bé sẽ biết tìm cách khác để tự trấn an mình khi hoảng sợ.

- Xây dựng tính tự lập ở trẻ: Ngay khi 2 tuổi, nếu con bạn có ý thức tự làm một việc gì đó như đòi tự mang giày, tự mặc áo, tự xúc cơm..., hãy vui mừng và động viên bé làm việc ấy. Đây là biện pháp tốt để chống lại căn bệnh nhút nhát, xây dựng tính chủ động cho trẻ.

- Hạn chế thể hiện nỗi sợ trước mặt con: Bạn nên tỏ ra là một ông bố/ bà mẹ bạo dạn, can đảm. Đừng bao giờ trở thành tấm gương nhút nhát khiến trẻ học theo. Nếu có, hãy cố gắng đừng thể hiện trước mặt trẻ.

- Tăng cường cho trẻ giao tiếp: Ban đầu, trẻ có thể sợ người lạ. Nhưng sau khi tiếp xúc, con bạn nhận thấy họ vô hại và tự động tỏ ra thân thiện hơn. Vì vậy, bạn nên thường xuyên cho trẻ đến chơi ở công viên, nhà người thân... để trẻ tự do vui đùa và giao tiếp với các trẻ cùng trang lứa. Vui chơi và quan sát nhiều sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện cho trẻ khả năng biểu đạt, kĩ năng nói, giúp trẻ có thể tự tin tham gia một cuộc hội thoại.

Các bậc cha mẹ cần sớm loại bỏ biểu hiện nhút nhát của trẻ, chậm nhất là trước khi vào lớp một. Những biểu hiện nhút nhát bình thường của trẻ con nếu không được khắc phục kịp thời có thể sẽ để lại những thương tổn trong não bộ, dễ gây nên hiện tượng "thần kinh yếu" khi trưởng thành.

Theo Giupban

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Chìa khóa thành công là tập trung lý trí của chúng ta vào những điều chúng ta muốn chứ không phải những điều chúng ta sợ.(BRIAN TRACY)
  • Câu nói như mũi tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa. (Lục Tài Tử)
  • Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác. (Usinxki)
  • Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm. GROUCHO MARX
  • Không phải những người đẹp là người hạnh phúc, mà những người hạnh phúc là người đẹp. (KHUYẾT DANH)
  • Người thầy trung bình chỉ biết nói - Người thầy giỏi biết giải thích.Người thầy xuất chúng biết minh họa - Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng. (William A.Ward)
  • Ai cũng có một năm 365 ngày như nhau, sự khác biệt duy nhất là chúng ta sẽ làm gì với những ngày ấy. (HILLARY DEPIANO)
  • Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh nghiệm làm tham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hy vọng làm lính gác. (THOMAS A. EDISON)
  • Sự tử tế, dù nhỏ tới thế nào, không bao giờ là lãng phí.(AESOP)
  • Lương tâm mà rách nát thì cuộc đời cũng chỉ chắp vá mà thôi.(VICTOR HUGO)