Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Những sai lầm khi trẻ mắc bệnh

Dịch bệnh tay - chân - miệng đang bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Khu vực Nam Bộ được xem là điểm nóng của dịch bệnh này với số ca mắc đang tăng nhanh chóng.

Các bác sĩ khuyến cáo, nhiều phụ huynh sai lầm trong cách phát hiện bệnh, xử trí theo kiểu truyền thống và chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cho trẻ mắc bệnh dễ bị nặng hơn...

Cách phát hiện trẻ mắc TCM

Theo phản ánh của các BS khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, 2..., tình trạng trẻ đến khám do nghi ngờ mắc bệnh tay-chân-miệng (TCM) tăng nhanh chóng. BS Hà Mạnh Tuấn - Giám đốc BV Nhi Đồng 2 - cho biết, hiện BV đang quá tải vì dịch bệnh. Bệnh viện chỉ 1.300 giường, nhưng có tới 1.600 bệnh nhi điều trị nội trú. Đó là chưa kể gần 6.000 bệnh nhi đến khám và điều trị ngoại trú mỗi ngày. Riêng dịch bệnh TCM, BS Tuấn cho biết từ đầu năm đến nay nhập viện tăng 5 lần, khám tăng 6 lần so với cùng kỳ năm 2010 với hàng ngàn ca mắc.


Trẻ mắc bệnh TCM đang được điều trị tại BV Nhi Đồng 1.

Do các ca TCM tăng đột biến, người dân thiếu kiến thức về bệnh này nên dẫn đến tình trạng trẻ mới bị sốt là nghĩ đến TCM hoặc cho tắm nước lá, ủ trong chăn kín, hoặc lầm với nổi trái rạ... BS Trương Hữu Khanh - BV Nhi Đồng 1 - khuyến cáo, khi nghĩ con mình bị bệnh TCM, các bậc phụ huynh phải quan sát lòng bàn tay, bàn chân, mông, lòng gối, miệng xem có bóng nước không, có sốt không.

Nếu có những biểu hiện trên, có khả năng mắc TCM. Nếu trẻ có các biểu hiện trên kèm theo giật mình chới với khi ngủ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ ly bì, yếu tay chân, đứng không vững, run tay chân, thở mệt cần đưa đến BV ngay. Tỉ lệ biến chứng do bệnh TCM không cao (chỉ khoảng 5%). Khi biến chứng trẻ có thể suy tim, suy hô hấp và tử vong rất nhanh trong vòng 24 giờ. Đối tượng mắc dịch bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, người lớn hiếm gặp hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh TCM

Để đối phó với bệnh TCM đang hoành hành, TS - BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Giám đốc TT Y tế dự phòng TPHCM - cho rằng, cần phải tuyên truyền phòng, chống dịch ngay tại nhà của mỗi người dân có trẻ nhỏ. Phụ huynh cần phải lau sàn nhà thường xuyên bằng xàphòng, thuốc khử khuẩn. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho mình và cho trẻ trước khi ăn. Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú caosu. Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày. Không để trẻ chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh.

Điều đáng nói, nhiều trẻ mắc bệnh TCM nhưng nhiều phụ huynh lúng túng không biết cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý, đã khiến trẻ chán ăn, sức đề kháng kém dẫn đến bệnh kéo dài. BS CK II Nguyễn Thị Hoa - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi Đồng 1 - cho biết, trong thời gian dịch bệnh TCM đang tăng lên nhanh thì các phụ huynh có con nhỏ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cách phòng bệnh tốt nhất là cho trẻ ăn đủ bữa (3 - 5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau); ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.

Khi trẻ mắc bệnh TCM, phụ huynh cần cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích. Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng; thức ăn nên để thật nguội, thậm chí có thể làm mát để trẻ dễ ăn. Thức ăn nóng làm trẻ đau, không nuốt được. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.

Khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngừng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh flan, hũ yaourt hoặc một ly nước trái cây lạnh. Không nên ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, trẻ sẽ mệt mỏi hơn. Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 - 4 giờ, sau đó mới cho ăn bữa khác. Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ. Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (khoảng từ 5 – 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.

Võ Tuấn
Theo báo laodong.com.vn

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Học hỏi kinh nghiệm của mọi người; nhưng hãy tự chỉ huy mình. (Ngạn ngữ Đức)
  • Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác. (Usinxki)
  • Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình. (Karl Jung)
  • Người sống nhiều hơn không phải là người cao tuổi hơn, mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tốt hơn. (JEAN JACQUES ROUSSEAU)
  • Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình. Socrates (469–399 TCN)
  • Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được. (Usinxki)
  • Người đời có hai cái lầm to lớn: Một bất chấp đến lý, hai là chỉ nhận lý mà không hiểu được tình. (BLAISE PASCAL)
  • Ăn mừng sự thành công cũng tôt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại. (BILL GATES)
  • Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh nghiệm làm tham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hy vọng làm lính gác. (THOMAS A. EDISON)
  • Không phải những người đẹp là người hạnh phúc, mà những người hạnh phúc là người đẹp. (KHUYẾT DANH)