Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em học đường.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối của trẻ là ăn đủ các nhóm thực phẩm, ăn đa dạng, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối và hợp lý trong từng bữa ăn, từng ngày.

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển về thể lực, tầm vóc, trí tuệ,..thậm chí bệnh tật và tử vong, vì thế dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng đúng, đủ, hợp lý sẽ giúp cơ thể phát triển tối ưu cả về thể chất và tinh thần. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không đủ, không đúng, không hợp lý sẽ mất tính cân đối các chất dinh dưỡng dẫn tới tình các bệnh thiếu – thừa dinh dưỡng, các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng và các bệnh mạn tính không lây…

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày tùy theo tuổi, giới tính, hoạt động thể lực, tình trạng sinh lý,… Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sự phát triển thể lực, trí lực, tầm vóc và khả năng học tập của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ của trẻ là ăn đủ bốn nhóm thực phẩm, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối và hợp lý trong từng bữa ăn, từng ngày. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các nhóm tuổi, thậm chí là mỗi cá thể cũng sẽ khác nhau (ví dụ trẻ cùng tuổi, nhưng khác nhau về giới tính, về hoạt động thể lực,…thì nhu cầu khác nhau).

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cơ bản gồm:

Nhu cầu về năng lượng: nhu cầu về năng lượng là điểm quan trọng hàng đầu trong khẩu phần ăn, khi đủ nhu cầu năng lượng tức là đảm bảo cho trẻ được ăn no, khi đã ăn no thì mới quan tâm đến tính cân đối của khẩu phần. Tổng số năng lượng trong khẩu phần là tổng cộng năng lượng do các chất Gluxit, protein và lipid cung cấp thông qua bữa ăn hàng ngày cuả trẻ. Lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu về năng lượng cũng sẽ khác nhau và tất yếu là nhu cầu khác nhau về các chất dinh dưỡng như: gluxit, protein, lipid,…thậm chí là vitamin, khoáng chất. Bữa ăn của trẻ hàng ngày cần đầy đủ, đa dạng, cân đối và hợp lý từ bốn nhóm thực phẩm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm lipid, nhóm vitamin và muối khoáng. Khẩu phần ăn phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng như: % năng lượng do các chất (Gluxit, đạm, lipid) cung cấp/tổng năng lượng khẩu phần, tỷ lệ % protein động vật/protein tổng số, tỷ lệ % lipid động vật/lipid tổng số, tỷ lệ canxi/phospho,…
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt và xuất bản năm 2016, trong đó được quy định chi tiết cụ thể về nhu cầu dinh dưỡng cho từng nhóm tuổi, độ tuổi. Với nhóm tuổi học đường (mầm non, tiểu học) như sau:

Bảng nhu cầu dinh dưỡng ở từng độ tuổi của trẻ

Ngoài năng lượng, protein, lipid thì nhu cầu hàng ngày về gluxit, can xi và vitaminD, vitamin, sắt, kẽm theo từng nhóm tuổi cũng khác nhau. Từ nhu cầu khuyến nghị này, thì trẻ càng nhỏ thì nhu cầu các chất dinh dưỡng càng cao do tốc độ phát triển nhanh của trẻ. Trẻ mầm non, nhu cầu dinh dưỡng chia thành hai nhóm tuổi là từ 1-2 tuổi và từ 3-5 tuổi; trẻ tiểu học chia thành 3 nhóm tuổi là từ 6-7 tuổi, từ 8-9 tuổi và từ 10-11 tuổi.

Hiện nay, trẻ đi học thường ăn bán trú ở trường, bữa ăn thường được ghi rõ chi tiết cụ thể lượng lương thực thực phẩm, bữa chính và bữa phụ trong ngày. Thực đơn bữa ăn của trẻ hàng ngày, nhà trường treo ở những nơi để các bậc phụ huynh dễ đọc, việc này do nhân viên y tế trường phụ trách. Đến mỗi bữa ăn, giáo viên mầm non đi lấy số suất ăn được chia theo lớp (theo nhóm tuổi), thậm chí có chế độ riêng cho trẻ nhẹ cân.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Trẻ ăn bán trú hoàn toàn có thể đảm bảo được nhu cầu về dinh dưỡng, cũng như an toàn thực phẩm bởi hiện nay các trường có cán bộ y tế, họ đã được trang bị kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Bữa ăn ở trường đáp ứng khoảng 40%, bữa sáng và tối ở nhà đáp ứng 60% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Một trẻ khỏe mạnh, khi ăn uống đủ sẽ phát triển tốt cả về cân nặng và chiều cao, vì thế các mẹ có thể tự đánh giá về khẩu phần ăn của trẻ dựa vào sự tăng cân và chiều cao theo hai công thức sau:

Công thức tính cân nặng:

Xn = 9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1)
Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg)
9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi
2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm
N là số tuổi của trẻ (tính theo năm)

Công thức tính chiều cao:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)
Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm)
95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi
6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm
N là số tuổi của trẻ (tính theo năm)

Ví dụ về chế độ ăn cho một số lứa tuổi như sau:

Trẻ từ 1-2 tuổi:
Vẫn tiếp tục cho bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho trẻ uống sữa ngoài từ 300-500 ml/ngày.
Ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (100-150g); thịt hoặc cá, tôm (100-120g); trứng gà 3-4 quả/tuần; đầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100g); quả chin (150-200g).

Trẻ từ 2-3 tuổi:
Cơm nát, hoặc cháo, mỳ, súp, phở và uống sữa.
Số bữa ăn trong ngày: 4 bữa cơm nát (cháo, mỳ, súp), sữa 300-400 ml/ngày. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (150-200g) nếu ăn bún, mỳ, súp thì rút bớt lượng gạo; thịt hoặc cá, tôm (120-150g); dầu mỡ (30-40g); rau xanh (150-200g); quả chin (200g).

Trẻ từ 3-5 tuổi:
Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên, cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn. Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).

Đa số mọi người quên đi sự quan trọng của các đồ chơi vận động

Đến trường là một niềm vui mỗi ngày với các bé, ở đây các bé được học tập, vui chơi, giao lưu hòa đồng với các bạn cùng trang lứa, bé sẽ có những phút giây tuyệt vời bên bạn bé. Rất nhiều phụ huynh đưa bé đến trường chỉ vì câu chuyện học tập, quá chú ý đến chế độ dinh dưỡng mà quên đi vận động mới là điều quyết định đến thể chất của bé ở hiện tại và tương lai.

                                                                                                                      Sưu tầm


THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Cuộc sống của một đứa trẻ cũng như một tờ giấy trắng mà mỗi người đi qua đều để lại dấu vết trên đó. (Tục ngữ Trung Quốc)
  • Không có gì tai hại bằng việc lãng phí thời gian. (Michelangelo)
  • Không gì rẻ mà quý bằng thái độ lịch sự. (Cerventès)
  • Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện. (Vijaya Lakshmi Pandit)
  • Trên đường thành công không có dấu chân của người kẻ lưởi biếng. (Lỗ Tấn)
  • Không có quyển sách nào hay đối với người dốt. Không có tác phẩm nào dở đối với người khôn. (DIDEROT)
  • Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp. (A. SCHWARZENEGGER)
  • Ngoài thực tiễn không có cách nào khác để nhận ra sai lầm. (DIDEROT DENIS)
  • Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi. (Henry Drummond)
  • Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. (N.Mandela)