Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Giáo dục kháng chiến vẫn phát triển trong gian khó

(GD&TĐ) - Trong những năm tháng kháng chiến ác liệt nhất, những năm 60,70 của thế kỷ XX, trên khắp chiến trường Nam Bộ đầy mưa bom bão đạn này thì sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo vẫn được Đảng quan tâm, chỉ đạo theo lời Bác dạy:

Dốt cũng là một thứ giặc phải chống. Vì thế, những năm gian khó đó hàng loạt các trường học vẫn được hình thành trong chiến khu, trong rừng sâu, trong vùng giải phóng như trường Lý Tự Trọng (của Khu Sài Gòn – Gia Định – Y4), trường Nguyễn Văn Trỗi ở Miền Đông, trường Hoàng Lê Kha ở Tây ninh, trường Lưu Văn Liệt ở Vĩnh Long, trường Lê Văn Tám, trường Ninh Bình (Cà Mau), trường Tiền Phong của Khu Đoàn, trường Lý Tự Trọng của Khu ủy Tây Nam Bộ.

Lớp học thời chiến (ảnh TL)

Những ngôi trường này là nơi giáo dục rất đặc biệt, không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người biết yêu thương, thù hận, biết nhân ái, vị tha, biết sống vì đồng bào dân tộc, là nơi “đào tạo thế hệ Cách Mạng cho đời sau”. Học sinh các trường này là con cháu của cán bộ Cách Mạng, là những thiếu niên tuổi từ 10 đến 15, 16 phải rời xa cha mẹ vào trường sống với các chú, các bác, các cô, các anh chị (ngày nay ta gọi là thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên nhà trường) được các bác, các chú, các anh chị nuôi dạy, chăm sóc như những người thân ruột thịt.

Tôi rất vinh dự, tự hào được là học sinh của trường Lý Tự Trọng Khu Tây Nam Bộ và có lẽ cả cuộc đời mình, nơi đây (thời gian chỉ hơn 3 năm thôi) đã để lại trong tôi những điều thân thương, trân trọng và sâu lắng nhất về cách thức giáo dục rèn luyện, xuất phát từ quan điểm lập trường, từ tình yêu thương chân thành, từ cái tâm của những người thầy giáo, cô giáo và các cán bộ nhà trường. Hầu hết những học sinh của chúng tôi mặc dù tuổi chỉ từ 10-15 thôi, nhưng khi vào trường đều có chung mục đích học tập là: học để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ Cách Mạng.

Trong những năm tháng kháng chiến ác liệt đó, bom đạn, giặc càn quét bất cứ lúc nào, nhưng chúng tôi được dạy dỗ rèn luyện rất toàn diện, học đi đôi với hành, vừa học tập vừa tham gia lao động như học sinh chúng tôi tự vào rừng đốn cây lá tự cất nhà ở, dựng lớp học, mượn đất của bà con để làm ruộng để tự túc hoặc đi cấy mướn lấy tiền mua nhu yếu phẩm… Ngoài ra học sinh còn tham gia dạy bình dân học vụ cho bà con theo phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ (Khi chúng tôi lên lớp hai là đi dạy được rồi, được làm thầy cô giáo thích lắm…!) và còn tham gia nhiều công tác khác ở địa phương… ai ai cũng góp sức theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình, đi tham gia kháng chiến để gìn giữ hòa bình, các cháu hãy xứng đáng cháu Bác Hồ Chí Minh…

Lúc bấy giờ chúng tôi học không có cơ sở vật chất, chỉ có lớp học bằng cây lá học sinh tự cất dưới những rặng cây, liếp dừa trong vườn của bà con nhân dân. Học sinh cùng thầy cô giáo còn phải đào hầm tránh bom đạn. Sách Tập đọc, Lịch sử, Địa lý… từ miền Bắc gửi vào rất hiếm hoi, ba bốn bạn một quyển Tập đọc, sách Sử, Địa… chỉ thầy cô mới có để dạy. Chúng tôi rất khát khao học tập, từng chữ, từng lời giảng của thầy cô được chúng tôi đón nhận như nắng hạn đón mưa rào.

Những năm tháng gian khó đó, chúng tôi không có cha mẹ bên cạnh – cha mẹ phải đi chiến đấu – không biết hi sinh bất cứ lúc nào! Nhưng có lẽ, cha mẹ nào cũng an tâm là chúng tôi được sống trong tình yêu thương bao la, sự chăm sóc thật chu đáo của các thầy cô giáo, của các chú, các bác cán bộ nhà trường, được sự đùm bọc chở che của cô bác, bà con, của nhân dân trong vùng – nơi lớp ở. Chúng tôi ai ai cũng tham gia lao động một cách tích cực, học tập nghiêm túc, tham gia giúp địa phương một cách hăng hái.

Có thể nói, với chủ trương của Đảng, lời dạy của Bác, giáo dục trong những năm tháng kháng chiến, mặc dù không có cơ sở vật chất, không có trang thiết bị, cả sách cũng thiếu, nhưng giáo dục rất toàn diện. Từ cái “tâm” của những thầy cô, chú bác… cán bộ làm công tác giáo dục đã dạy con chữ cho chúng tôi những kiến thức phổ thông rất cơ bản, đã trang bị cho chúng tôi lòng yêu nước, sống có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ… Thầy cô chính là tấm gương của lòng yêu thương,chia sẻ, đùm bọc gắn bó… đã dạy dỗ, rèn luyện cho chúng tôi nên người.

Với những tấm lòng đó, theo lời Bác dạy: dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt, thầy cô giáo và cán bộ giáo dục Khu Tây Nam Bộ nói chung và giáo dục Vĩnh Long nói riêng trong những năm tháng kháng chiến đã tạo nên những “hạt giống đỏ” đã góp công sức không nhỏ vào công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước hôm nay.

(Theo Ký ức giáo dục Vĩnh Long thời kháng chiến)   
Trương Thị Bé Hai                           
(Cựu học sinh trường Lý Tự Trọng Khu Tây Nam Bộ) 

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào. (A. LINCOLN)
  • Không gì rẻ mà quý bằng thái độ lịch sự. (Cerventès)
  • Ai than thở không bao giờ có thời gian, người ấy làm được ít việc nhất. (G.Lichtenberg)
  • Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được. (H.Cason)
  • Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác.(Beethoven)
  • Người sống nhiều hơn không phải là người cao tuổi hơn, mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tốt hơn. (JEAN JACQUES ROUSSEAU)
  • Bạn đứng thứ mấy trong lớp không quan trọng, nhưng phải thể hiện được đẳng cấp khi bước chân ra xã hội. (BILL. GATE)
  • Ăn mừng sự thành công cũng tôt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại. (BILL GATES)
  • Điều khác biệt giữa trường học và cuộc đời là gì? Ở trường, bạn được dạy một bài học và sau đó được làm bài kiểm tra. Trong cuộc đời, bạn được cho một bài kiểm tra và nó sẽ dạy bạn một bài học.(Tom Bodett)
  • Học hỏi kinh nghiệm của mọi người; nhưng hãy tự chỉ huy mình. (Ngạn ngữ Đức)