Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Thách thức nhưng không làm sẽ có lỗi với thế hệ tương lai

(Dân trí) -“Chăm lo các trẻ 5 tuổi bây giờ chính là cho tương lai đất nước sau gần nửa thế kỷ nữa. Nếu bây giờ không làm thì chúng ta sẽ có lỗi với thế hệ sau” - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ về công tác phổ cập GD mầm non trẻ 5 tuổi.

Cũng theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) trẻ 5 tuổi là một nhiệm vụ rất khó khăn vì sau 35 năm chiến tranh, đến trước năm 2010, đầu tư cho bậc học này còn rất hạn chế, trường lớp còn ít, giáo viên còn thiếu. Khả năng đến đâu là từng địa phương, Chính phủ không có mục tiêu là MN phát triển đến mức nào.
Chăm lo cho trẻ mầm non 5 tuổi chính là cho tương lai đất nước.

Chính vì thế khi đặt ra mục tiêu phổ cập thì có 3 cái thiếu: Thiếu trường lớp, thiếu giáo viên và thiếu kinh phí bởi duy trì một bậc học liên tuổi, đặc biệt là vùng khó khăn là Nhà nước phải tài trợ. Một khó khăn lớn nữa là sự quan tâm đến bậc học MN trong nhận thức của lãnh đạo các địa phương nói chung và ngay cả trong cộng đồng dân cư còn thấp.

Chúng ta đã làm công tác phổ cập giáo dục tiểu học, THCS nhưng sau đó lại quyết định quay trở lại làm ở bậc MN. Vậy Phó Thủ tướng có thể giải thích vì sao chúng ta lại quyết định chọn trẻ 5 tuổi làm công tác phổ cập?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Quan tâm đến giáo dục là truyền thống của đất nước chúng ta. Ai cũng muốn con em mình học hành càng nhiều, càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế việc học hành đòi hỏi đầu tư rất là lớn cho nên Chính phủ chúng ta từng thời kỳ đặt mục tiêu nền giáo dục tối thiểu cho trẻ như thế nào, đó chính là yêu cầu phổ cập.

Biết đọc, biết viết có trình độ hết tiểu học là điều rất giản dị nhưng chúng cũng phải mất 25 năm, từ khi giải phóng mới cho đến năm 1995 mới đạt được. Sau đó Quốc hội xác định mục tiêu là phổ cập THCS và chúng ta cũng phải mất 10 năm để đạt được vào năm 2010.

Trước khi năm 2010 kết thúc thì ngành giáo dục đã báo cáo Chính Phủ, Quốc hội là nên chọn ngành bậc học tiếp theo là gì và năm 2009 chúng ta đã quyết định bậc tiếp theo phổ cập không phải là THPT hay lên trên nữa mà quay trở lại bậc MN. Bậc học nền tảng trước khi các em bước vào lớp 1 và sau đó Quốc hội đã có Nghị Quyết phổ cập giáo dục cho trẻ MN 5 tuổi nhưng chỉ làm trong vòng có 5 năm. Đây là một yêu cầu thách thức hết sức lớn lao.

Vì sao chúng ta lại chọn độ tuổi phổ cập là 5 tuổi? Vì độ tuổi này rất quan trọng bởi các em hình thành khả năng ngôn ngữ bước vào lớp 1. Ở vùng dân tộc, miền núi thì điều này không dễ dàng bởi các em ở nhà không nói tiếng Kinh nên khi bước vào lớp 1 học rất khó khăn. Chúng ta đã chứng kiến những em học trường phổ thông dân tộc nội trú, sau 10 năm học phổ thông mà tiếng Kinh vẫn không thạo bởi vì yếu ngay từ lớp 1, không được học MN…

Cho nên thứ nhất MN 5 tuổi tạo nền tảng ngôn ngữ cho các em và thứ 2 là thói quen sinh hoạt, học tập trong tập thể để học có hiệu quả cho nên chúng ta chọn phổ cập ở độ tuổi này. Bên cạnh đó, khi học ở 5 tuổi các em được bồi dưỡng về thể lực góp phần chống suy dinh dưỡng, trạng thái phát triển về khả năng suy nghĩ rất quan trọng. Theo thống kê của các nhà khoa học, đến hết 6 tuổi thì trên 50% khả năng trí tuệ của người lớn đã được hình thành cho nên chuẩn bị cho 5 tuổi là nền tảng suốt cuộc đời các em.

Như Phó Thủ tướng đã nói ở trên thì sự cần thiết phải thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi là không thể phủ nhận. Tuy nhiên để làm được công tác này chúng ta cần một đội ngũ giáo viên rất lớn nhưng chính sánh dành cho những đối tượng này còn nhiều bất cập. Vậy thời gian tới chúng ta sẽ giải quyết bài toán này như thế nào?

Trước hết phải nói chính sách Nhà nước đối với giáo viên nói chung (trong đó có GV mầm non) thì những năm qua đã có cải thiện từng bước thông qua cái nâng lương của cán bộ công chức, thông qua phụ cấp thâm niên. Đối với MN thì trước kia do chưa đặt ra mục tiêu phổ cập, nên các địa phương chỉ tuyển dụng theo khả năng tài chính của mình thôi cho nên không có đủ. Bên cạnh đó một số GV mầm non yêu nghề nhưng do nhu cầu tuyển dụng thì ít nên cũng chấp nhận mức thu nhập thấp để công tác.
Về mặt nhà nước thì đã có những thay đổi căn bản, cùng với đề án phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi thì cũng đã khẳng định: đã là GV mầm non đạt chuẩn về sư phạm được hợp đồng với nhà trường thì hưởng chế độ như những GV tuyển dụng công chức trước kia (hưởng lương theo ngạch bậc như các bậc học khác - PV). Đây là một quyết định rất quan trọng.

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác.(Beethoven)
  • Nếu bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần. (Warren Buffett)
  • Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào. (A. LINCOLN)
  • Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời. A.U.pit (Lit-va)
  • Người vĩ đại thảo luận về những ý tưởng, người bình thường trao đổi về các sự kiện,người tầm thường thì thích bàn chuyện của người khác. (Eleanor Roosevelt)
  • Một người thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi. (Horaceman)
  • Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi. (Henry Drummond)
  • Không gì rẻ mà quý bằng thái độ lịch sự. (Cerventès)
  • Trên đường thành công không có dấu chân của người kẻ lưởi biếng. (Lỗ Tấn)
  • Người thầy trung bình chỉ biết nói - Người thầy giỏi biết giải thích.Người thầy xuất chúng biết minh họa - Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng. (William A.Ward)