Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Thách thức nhưng không làm sẽ có lỗi với thế hệ tương lai

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm cô và trò Trường mầm non Sơn Ca
(huyện Kỳ Sơn - Hòa Bình) hôm 13/3/2012.

Như chúng ta đã biết, trong hai năm thực hiện thì cả nước đã chuyển hơn 3.5000 trường bán công thành công lập, có nghĩa là những GV này chuyển vào hệ thống nhà nước. Tuy nhiên phần chi trả cho giáo dục phổ thông nằm ở ngân sách địa phương nên khi lượng GV MN tăng vọt như vậy thì có những địa phương làm tốt thì áp dụng 100% cơ chế nhưng có nơi thì hạn chế hơn. Chẳng hạn như ở Hòa Bình, những GV tuyển dụng sau này bổ sung thì được trả lương như những GV trước nhưng phụ cấp đứng lớp thì chưa có do ngân sách cân đối chưa được. Vấn đề này thì thời gian tới từng địa phương tiếp tục phải làm tốt hơn. Khi chúng ta coi đây là ưu tiên thì phải gắn liền với cả kinh phí.

Còn về chính sách nhà nước đã không còn đặc biệt gì nữa rồi. Hiện nay Chính phủ và Trung ương đang bàn vấn đề cải cách tiền lương, qua đó chế độ tiền lương của GV nói chung và mầm non nói riêng chắc chắn sẽ được cải thiện.

Một vấn đề đặt ra, ở các thành phố lớn tình trạng quá tải vẫn diễn ra ở đâu đó dẫn đến khi ưu tiên nhận trẻ MN 5 tuổi thì dẫn đến hiện tượng trẻ ở độ tuổi dưới lại bị ảnh hưởng. Quan điểm của Phó Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?

Như tôi đã chia sẻ ở trên, hệ thống trường MN trước năm 2010 là không đủ. Do vậy, Chính phủ không đặt mục tiêu 2012 phổ cập MN cả nước. Ngay cả Hà Nội cũng không đạt được yêu cầu và cũng không thể phổ cập vào năm 2012 mà phải xa hơn chính là ở chỗ yêu cầu tăng số trẻ học MN 5 tuổi nhưng không được giảm số 3-4 tuổi, không giảm quy mô. Có giai đoạn thôi, có địa phương thì ưu tiên nhận trẻ MN 5 tuổi nhưng tăng nhanh quá nên đã hạn chế số kia. Điều đó chúng tôi biết và sau đó một số địa phương có điều chỉnh lại, chúng ta không nên quá sốt ruột như vậy.

Bài học ở Hòa Bình, một tỉnh có thu nhập tương đối thấp của cả nước, hơn 60% là người đồng bào dân tộc nhưng với quyết tâm chính trị của địa phương của nhiều năm nay thì cũng đặt mục tiêu có 2 năm là phổ cập xong GDMN trẻ 5 tuổi. Điều đó có nghĩa không phải chỉ có tiền là duy nhất mà trước hết là thái độ, quyết tâm chính trị. Chúng tôi cho rằng Hòa Bình là một điển hình, khi đã có quyết tâm thì dồn ngân sách để làm việc này.

Thưa Phó Thủ tướng, hiện nay công tác xây dựng trường MN ở các khu công nghiệp còn rất nhiều bất cập trong khi nhu cầu thì lại cấp bách. Vậy có nên hình thành một đề án riêng về giáo dục MN cho các "điểm nóng" này không?

Chúng ta thấy có những điển hình tốt về GDMN nhưng mặt khác cũng có nơi như Đồng Nai, Bình Dương - có tỷ lệ khu công nghiệp lớn, dân nhập cư đông nên rất thiếu trường lớp.

Theo tôi giải pháp này không nằm ở Chính phủ mà ở các địa phương vì: Nơi phát triển khu công nghiệp cao thì có nguồn thu dồi dào, nguồn thu thuế tăng, quỹ đất cũng dồi dào. Đó là nguồn lực tại chỗ, không cần Chính phủ phải hỗ trợ. Các địa điểm này dân nhập cư cao. Nếu quan niệm phát triển kinh tế mà không tính đến chỗ ở của công nhân, nơi học tập của con em công nhân là không được. Lâu nay chúng ta chưa gắn chặt chẽ quy hoạch phát triển kinh tế với quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển giáo dục.

Việc thực hiện đồng bộ quy hoạch kinh tế, quy hoạch dân cư và quy hoạch giáo dục thuộc thẩm quyền địa phương và có thể làm được. Ở những địa phương này thì đất đai không phải là khó như thành phố, là nơi còn đất chính vì thế nếu làm tốt có thể có hiệu quả.

Tuy nhiên sau khi sơ kết 2 năm phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi Chính phủ sẽ ngồi làm việc riêng với những địa phương có nhiều khu công nghiệp có vấn đề này cùng bàn bạc để có lộ trình. Rõ ràng cần một giải pháp đồng bộ hơn kể cả nhà ở cho công nhân lẫn trường học cho con em họ.

Lộ trình thực hiện đề án chỉ còn 3 năm nữa. Vậy trong thời gian tới chúng ta sẽ tập trung vào những vấn đề nào? Ngoài ra vấn đề kinh phí thì liệu Chính phủ có hỗ trợ thêm cho các địa phương để thực hiện đề án khi mà nền kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn?

Qua hai năm thực hiện, chúng ta thấy so với trường có một số tiền đề mới. Một là các địa phương sau một thời gian làm thì biết tài chính thực tế để thực hiện, trước kia chúng ta mới chỉ lập kế hoạch. Chẳng hạn như hiện nay cả nước chỉ mới có 50% trường học là kiên cố hóa, bài toán còn lại sắp tới là rất nặng nề.

Thứ hai là sau hai năm triển khai thực hiện thì đã xuất hiện địa phương điển hình. Có 10 địa phương đăng ký hoàn thành vào năm 2012 thì giả sử chỉ có 6-7 đơn vị đạt được mà có 3-4 là vùng cao, vùng khó thì chúng ta có bài học. Như vậy sau tổng kết thì chúng ta phải phổ biến những kinh nghiệm, bài học các địa phương vốn là khó khăn làm được.

Thứ 3 là Bộ GD-ĐT cần phải bám sát cơ sở hơn nữa để từng địa phương làm lại lộ trình. Với bài học các nơi đã làm tốt, với những tính toán chi phí chính xác hơn thì chúng ta phải thiết kế bước đi như thế nào để đạt được mục tiêu phổ cập vào năm 2015. Không nhất thiết phải chạy sớm.

Chúng tôi cũng cho rằng, thời gian tới cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để xã hội ủng hộ cách làm qua đó sẽ thu hút được tài trợ. Vừa qua chúng ta được rất nhiều doanh nghiệp hỗ trợ về xóa đói giảm nghèo, nhưng đến lúc nào đó thì địa chỉ sẽ cụ thể hơn nữa để giúp các cháu 5 tuổi này có được năng lực công dân bước vào đời. Nghĩa là chúng ta phải đẩy mạnh xã hội hóa hơn nữa.

Về chính sách thì Chính phủ đã ban hành một quyết định liên quan đến các chính sách phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi vào năm 2011. Chúng tôi cho rằng sau khoảng 2 năm sẽ xem xét lại. Ví dụ đến năm 2013-2014 nếu cần thiết thì chúng ta bổ sung tiếp tục.

Với kết quả như vậy thì chúng ta sẽ có điều kiện để làm tốt hơn nhưng không chủ quan. Những nơi khó khăn thì cần phải suy nghĩ sâu hơn nữa, có giải pháp kỹ thì chúng ta vẫn đạt được mục tiêu phổ cập vào năm 2015.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!

Nguyễn Hùng
(thực hiện)

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau. (UNESCO)
  • Người vĩ đại thảo luận về những ý tưởng, người bình thường trao đổi về các sự kiện,người tầm thường thì thích bàn chuyện của người khác. (Eleanor Roosevelt)
  • Sự tử tế, dù nhỏ tới thế nào, không bao giờ là lãng phí.(AESOP)
  • Con người được sinh ra để sống chứ không phải để sửa soạn sống. (BORIS PASTERNAK)
  • Cuộc đời như một viên đá, chính bạn là người quyết định để viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng. (Cavett Robert)
  • Một người thầy giỏi là người càng lúc càng trở nên không cần thiết đối với học trò. (Thomas Carruthers)
  • Một người thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi. (Horaceman)
  • Không có tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ. (BALZAC)
  • Nếu bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần. (Warren Buffett)
  • Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm. GROUCHO MARX