Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Dạy con sống có trách nhiệm

Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo cha mẹ cần tạo thói quen sống có trách nhiệm cho con. Trẻ ở độ tuổi từ 3 - 6, nếu cha mẹ không tập cho trẻ tinh thần trách nhiệm về công việc trong cuộc sống thì trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen sống bừa bãi, ẩu đoảng, vô trách nhiệm. Điều này ảnh hướng rất xấu đến tương lai của trẻ. Vậy, cha mẹ có thể tạo cho trẻ thói quen sống có trách nhiệm như thế nào?

Thông qua trò chơi để tạo thói quen sống có trách nhiệm cho trẻ
Thông qua hoạt động chơi, đùa với trẻ để dạy trẻ biết cách dọn dẹp đồ chơi và xem việc dọn dẹp đồ chơi cũng là một phần của trò chơi, qua đó bé sẽ thấy hào hứng với việc dọn dẹp đồ chơi và cảm thấy công việc này thật nhẹ nhàng. Có thể nói với trẻ là "Mình lái xe vào bãi đỗ xe nào", "cho bạn gấu về nhà của gấu nào" hay có thể vừa dọn dẹp đồ chơi vừa cùng bé đọc bài thơ: "Giờ chơi hết rồi/ Nào các bạn ơi! Ta cùng cất lại/ Đồ dùng đồ chơi/vào nơi quy định"... Như vậy, cha mẹ sẽ tạo cho trẻ thói quen tự giác cất dọn đồ chơi sau khi chơi. Sau đó, trẻ dần dần sẽ hiểu được mình nên có trách nhiệm với hành vi mà mình gây ra.

Giúp trẻ thành công với những trách nhiệm mà chúng được giao
- Những việc làm, nhiệm vụ và mong đợi nơi trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và mức phát triển, vì trẻ không thể làm những gì vượt quá khả năng. Để tạo cho trẻ thói quen sống có trách nhiệm thì ngay từ nhỏ, cha mẹ phải chú ý đến việc giao trách nhiệm cho trẻ. Những trẻ được giao các công việc phù hợp với năng lực của chúng, phần nhiều sẽ cảm thấy gắn bó với gia đình hơn và tin tưởng chúng có khả năng đóng góp một cách có ích, tăng cường sự tự tin và tính độc lập cho trẻ. Cha mẹ có thể giao cho trẻ làm những công việc nhà nhẹ nhàng, vừa sức với trẻ như tưới cây cảnh, lau bàn ghế...

Những việc giao cho trẻ phải là những việc trẻ có thể làm được (Ảnh minh họa)

- Những việc giao cho trẻ phải là những việc trẻ có thể làm được. Chia nhỏ những công việc lớn thành những việc nhỏ và hướng dẫn trẻ từng cách làm cụ thể. Trẻ sẽ không cảm thấy choáng ngợp khi quyết định nên làm cái gì trước thay cho chọn làm tất cả mọi việc cùng một lúc.

- Lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho trẻ và cho tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như dụng cụ cần thiết để trẻ thực hiện nhiệm vụ. Muốn tạo thành thói quen thì cha mẹ nên nhắc nhở trẻ thực hiện nhiệm vụ nào vào giờ nào một cách cố định như "buổi sáng sau khi làm vệ sinh xong thì con sẽ tưới cây trước khi ăn sáng".

- Trẻ thường xuyên nhận được sự giúp đỡ cần thiết mỗi khi gặp khó khăn.

- Trẻ cần được phép hưởng những thành quả do mình tạo nên. Khen trẻ về sự giúp đỡ và những nỗ lực của trẻ dù cho việc đó có được hoàn thành tốt đẹp hay không. Việc khen trẻ còn giúp các bé học sống trách nhiệm dễ dàng hơn so với việc cho trẻ tiền hay quà để trẻ làm tốt việc được giao.

Tôn trọng và tin tưởng trẻ
Cha mẹ không nên lúc nào cũng coi trẻ là con nít không biết gì, mà có rất nhiều việc trong gia đình cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của trẻ, đặc biệt là những việc liên quan đến trẻ như "theo con mẹ nên đặt bàn học của con ở đâu?". Nếu trẻ chưa đưa ra được ý kiến của mình, mẹ có thể gợi ý trẻ "mẹ đặt ở cạnh cửa sổ này hơn hay góc kia hơn nhỉ?". Như vậy, trẻ sẽ vui thích được đóng góp sức mình vào công việc gia đình và tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm.

Giúp trẻ nhìn nhận về tinh thần trách nhiệm
Nói cho trẻ hiểu thế nào là sống có trách nhiệm. Dạy trẻ sống trách nhiệm qua những hành động thiết thực như:

- Biết quan tâm tới cảm xúc của của người khác và đối xử công bằng với họ.

- Luôn nói sự thật, ngay cả khi nhận lỗi.

- Làm theo lẽ phải ngay cả khi việc đó không như ý muốn hay phải từ bỏ những gì mong muốn.

- Tập làm chủ bản thân.

- Yêu thương bản thân và những gì mình đạt được, thỏa mãn với cách cư xử phù hợp, với những gì có thể làm và những thành quả mới.

Cha mẹ làm tấm gương sáng cho trẻ
Nếu cha mẹ lúc nào cũng qua loa, đại khái, nói trước quên sau, trốn tránh trách nhiệm thì trẻ sẽ hiển nhiên học hỏi điều này từ cha mẹ. Do đó, cha mẹ cần nhìn nhận lại việc làm của bản thân, phải luôn luôn là tấm gương về tinh thần trách nhiệm để trẻ học hỏi và noi theo.

Theo Mang Thai

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Ăn mừng sự thành công cũng tôt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại. (BILL GATES)
  • Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh hót ta là kẻ hại ta. (TUÂN TỬ)
  • Có nhiều cách làm hư con: Người ta làm hư tinh thần nó bằng khen ngợi nó quá lố, làm hư ý chí nó bằng cái gì cũng chìu, làm hư trái tim nó bằng lo lắng phục vụ nó quá đáng. (Puy pan lôp)
  • Người thực sự có giáo dục là người tự biết giáo dục mình. (NGẠN NGỮ ANH)
  • Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý. (A.Einstein)
  • Chỉ có quốc gia thu hút những cái đầu vĩ đại hoặc coi trọng giáo dục mới có thể trở nên giàu có. Enrics (Mỹ)
  • Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời. (Bill Gates)
  • Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. (N.Mandela)
  • Có hai cách đem lại ánh sáng cho người khác - hoặc là một ngọn nến thắp sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (EDITH WHARTON)
  • Kiến thức, chỉ có được nhờ suy nghĩ tích cực, chứ không phải nhờ vào trí nhớ, như vậy mới là kiến thức thực sự. (LEV TOLSTOY)