Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Dạy con thông minh như người Nhật


Dạy con thông minh như người Nhật (sau 4 tuổi)

- 4 tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển đến đỉnh cao nhất.

1. Trẻ 4 tuổi có sức sáng tạo rất phong phú.

Tác giả truyện tranh Các trò chơi trẻ thích, Kakosatoshi từng nói “Trong các tác phẩm của tôi, kể cả sách giáo dục, kể cả sách cho nhi đồng, tôi luôn nhấn mạnh các câu nói như “Trẻ em, chơi là sống” hay là “Trẻ em là thiên tài chơi” Thế nhưng trẻ em Nhật bản hiện nay không chơi. Vừa là không có chỗ chơi, vừa là không có thời gian chơi, vừa là không có bạn để mà chơi. Khi đã mất các điều kiện để chơi như vậy dẫn đến tình trạng trẻ sống trong thẫn thờ vô cảm. Kết quả là trẻ không có ý muốn chơi gì, không có ý chí, chẳng quan tâm tới việc gì nữa. Không chơi, không biết chơi, không muốn chơi dẫn đến trẻ hành động bột phát, không tập trung vào được một việc gì, không tự chủ định suy nghĩ, phán đoán, xử lí được điều gì, dẫn đến việc học hành cũng không cho thành tích cao”.

Mục đích của giáo dục trẻ không chỉ là việc dạy trẻ thành người thông minh. Chuyện trẻ là số một, mọi môn đều đạt điểm tối đa ở trường học, chẳng phải là chuyện gì to tát. Cái quan trọng là ở chỗ trẻ có điểm gì mà các bạn khác không có được. “Cái điểm gì” đó chính là phần trẻ sẽ cống hiến cho xã hội được.

4 tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển đến đỉnh cao nhất. (Ảnh minh họa).

Thành tích học tập ở trường lúc cao lúc thấp chẳng phải là điều đáng phải quan tâm lo lắng quá đáng. Việc thực sự quan trọng là việc nuôi dưỡng cá tính của trẻ, dạy trẻ có thể tự suy nghĩ, có tư duy độc đáo. 4 tuổi là độ tuổi sức sáng tạo phát triển đến đỉnh cao nhất.

Chúng ta phải lấy mục tiêu giáo dục con là “dạy con thành những đứa trẻ có tính sáng tạo”.
Lơ là với việc dạy con, chúng sẽ chỉ dừng lại ở mức có trí nhớ. Kiểu giáo dục của Nhật từ trước tới nay đều là kiểu này.

Vậy làm thế nào để nuôi dạy trẻ thành những con người không phải chỉ để mô phỏng lại những cái người khác đã làm mà thành những con người có đầu óc sáng tạo đây?

Tiến sĩ tâm lí học E.P.Trans thuộc trường đại học Giogia- Mỹ nói “Năng lực tư duy bắt đầu phát triển khi trẻ lên 3, trong độ tuổi 4 đến 4 tuổi rưỡi đạt đến đỉnh cao nhất và đến 5 tuổi thì suy yếu đi rất nhanh.”

Để nâng cao khả năng tư duy của trẻ, thì độ tuổi 3-4 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành người có đầu óc sáng tạo rất tốt.

2. Khả năng tư duy mang tính sáng tạo độc đáo là khả năng thế nào?

Trẻ em thế kỉ 21 hơn ai hết phải là những con người có đầu óc sáng tạo. Chúng ta muốn dạy trẻ thành những con người có đầu óc sáng tạo, có khả năng sáng tạo, thì chính chúng ta phải hiểu rõ óc sáng tạo, khả năng sáng tạo thực chất là cái gì và như thế nào.

Năng lực sáng tạo, đó là khả năng tri thức làm tăng thêm đồ vật mới, cách suy nghĩ mới ưu việt hơn vào thế giới chúng ta hiện đang sống. Tính sáng tạo, đó là khả năng cơ bản quyết định các việc ưu việt trên có thể thực hiện được hay không, đó là một tố chất tốt.

Tuy vậy, năng lực sáng tạo không nhất thiết phải có liên quan tới chỉ số thông minh cao mới được. Bởi vì, để sáng tạo, không thể không đưa ra những suy nghĩ mới, những câu trả lời mà trước nay không được chấp nhận.

Vậy dạy trẻ thành người có óc sáng tạo như vậy có phải là việc khó không? Không, hoàn toàn không khó chút nào cả.

Mọi trẻ em sinh ra đều có sẵn tính sáng tạo ưu việt đó. Khả năng sáng tạo của trẻ sơ sinh thực ra bắt đầu hoạt động từ khi mới lọt lòng. Những bước sáng tạo đầu tiên của trẻ đồng thời với việc bắt đầu hoạt động của các giác quan. Nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, phát âm bằng miệng, nếm bằng lưỡi, sờ bằng tay, đó đều là những hoạt động sáng tạo của trẻ.

Mọi trẻ em sinh ra đều có sẵn tính sáng tạo ưu việt. (Ảnh minh họa).

Tính tư duy sáng tạo đó của trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nếu chúng ta biết khích lệ và rèn luyện cho chúng.

Có thể nói rằng việc tác động lên các giác quan của trẻ từ lúc mới sinh tới khi được 6 tháng tuổi sẽ quyết định thái độ học tập của đứa trẻ đó sau này. Nó trở thành người có ý thức học tập, có sức sáng tạo tốt hay ngược lại là những đứa trẻ không có ý thức học tập và đầu óc không sáng tạo, đã được quyết định từ khi nó còn là đứa trẻ 6 tháng là vì thế. Cha mẹ làm ngơ với những ý muốn học hỏi, với những mầm chồi sáng tạo của trẻ, và sai lầm khi dạy trẻ (làm gì cũng thúc giục nhắc nhở, không cho trẻ tự chịu trách nhiệm một việc gì, bó buộc trẻ với những lớp ngoại khóa, câu lạc bộ, không cho trẻ vận động hết mình, bỏ cho trẻ chơi một mình…) không phát triển hết những khả năng sẵn có của trẻ, thì tự lúc nào những ý muốn tích cực, ý muốn sáng tạo nơi trẻ cũng biến mất cùng thời gian và trẻ trở thành những con người nhàm chán.

Đặc điểm của trẻ có tính sáng tạo là

1- Ham hiểu biết
2- Thích thử nghiệm
3- Hay hỏi. Hỏi những câu mà nhiều trẻ thường không hỏi
4- Không thỏa mãn với những câu trả lời qua quít. Hỏi cho đến khi hiểu rõ mới thôi.
5- Đưa ra nhiều cách nghĩ mới mẻ
6- Thử nghiệm cái gì lần đầu cũng không sợ sệt
7- Hay có suy nghĩ xung đột với bố mẹ, thầy cô, bạn bè
8- Thích độc lập, hay phản đối.

Trẻ có tính sáng tạo thường có đặc điểm như vậy. Thông thường thì nhiều ông bố bà mẹ đặt tiêu chuẩn lí tưởng cho đứa con của mình là biết nghe lời bố mẹ, bề trên, không gây gổ với bạn bè, không vượt qua cái ngưỡng có sẵn… Song theo thuyết E.P.Trans thì “Có sự khác nhau rất lớn trong quan niệm thế nào là đứa trẻ lí tưởng với đứa trẻ có tính sáng tạo. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này để tránh đồng hóa 2 khái niệm đó với nhau”.

3. Phương pháp giáo dục trẻ hơn 4 tuổi thì có những điểm quan trọng như sau

Khi trẻ hỏi phải nghiêm túc lắng nghe câu hỏi đó. Cùng nghĩ cách trả lời câu hỏi đó với trẻ, và dạy cho trẻ phương pháp tìm lời giải. Đây là một việc hết sức quan trọng. Nếu như được gợi mở và phát triển tận tình như vậy, trẻ sẽ rất giỏi trong việc tự suy nghĩ. Đây là điểm quan trọng nhất.

Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nên đặt nhiều câu đố, cho trẻ suy nghĩ tìm cách trả lời. Câu đố là hiệu quả nhất trong việc phát triển tư duy, vì nó bắt buộc phải suy nghĩ thật sự mới trả lời được.

Phát triển khả năng tập trung của trẻ. Để làm việc đó, khi trẻ đang mải mê làm gì, không được gọi, hỏi làm cắt ngang sự tập trung đó. Càng không được dùng cái uy của cha mẹ để bắt ép con phải dừng công việc nó đang tập trung.

Chọn đồ chơi có tính hoạt động trí não cho trẻ. Không nên chọn những món đồ chơi bắt mắt, mà nên chọn những loại đồ chơi mà khi chơi trẻ tự lắp ghép xây dựng thành, rồi phá đi để làm lại cái khác, cái mới được thì hơn.

Không để trẻ trong tình trạng “nhàn cư”. Cha mẹ cùng chơi với con, tạo cho con những tháng ngày vui vẻ. Ghi nhận, khen ngợi những việc mà con đã làm, những suy nghĩ mà con có được.

Tạo cho con nhiều cơ hội thể nghiệm. Ví dụ như những công việc mang tính sáng tạo, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật chẳng hạn.

Không để trẻ trong tình trạng “nhàn cư”.
Hãy tạo cho trẻ những trò chơi thú vị. (Ảnh minh họa).

Tiền đồ để có nhiều suy nghĩ mới mẻ, đó là trí thức phong phú. Để trẻ có được một kho tàng trí thức, hãy cho trẻ đọc thật nhiều sách. Hãy tặng và cho trẻ đọc nhiều sách về khoa học. Không chỉ dừng ở việc thu nạp kiến thức từ đọc sách, mà nên cho trẻ thử nghiệm được càng nhiều điều trong sách càng tốt.

Dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc biết nói lên cảm xúc, tâm trạng của mình. Trẻ ngây thơ nên còn chưa tự tin vào những suy nghĩ của bản thân. Vì vậy, nhiều khi chúng không nói lên suy nghĩ trong đầu thành lời được và cũng từ bỏ ý định nghĩ ngợi luôn. Vì thế việc làm cho trẻ nhận thấy suy nghĩ của chúng là độc đáo là cực kì quan trọng. Trẻ có nói gì thì cũng không nên cười nó, hãy tạo cho trẻ có cảm giác yên tâm, chẳng làm sao cả khi nói lên suy nghĩ của mình.

Dùng trẻ vào các việc với tư cách là một thành viên thực sự. Không vì suy nghĩ trẻ còn nhỏ chẳng biết làm gì mà kìm hãm khả năng của chúng.

Hãy cho trẻ quyền tự quyết định những việc thuộc về bản thân chúng. Nên hiểu rằng việc tự quyết định ăn uống, mặc đồ, đi đâu là những việc quan trọng. Việc trẻ tự mình quyết định, dẫn theo tự mình hành động, và tự mình chịu trách nhiệm về việc mình làm. Cha mẹ quyết định việc này làm việc kia không, trẻ chỉ đơn thuần hành động, sẽ chẳng có chút suy nghĩ, tư duy nào. Trẻ thành ra con người thụ động. Nếu tạo cho trẻ được tính độc lập, sẽ
không phải lo lắng về việc chúng phản đối.

Cho trẻ thể nghiệm performance (kiểu thể nghiệm một mình giải quyết hoàn chỉnh một sự việc) càng nhiều càng tốt. Cha mẹ không hề trợ giúp, cứ để bằng sức lực, trí não của trẻ tìm cách tự giải quyết sự việc đó. Bằng sự giúp đỡ của cha mẹ để con có được giải thưởng, thành tích cao của nhà trường, đó không phải là cách nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của trẻ. Năng lực sáng tạo của trẻ chỉ có thể được phát huy khi trẻ tự mình, chỉ một mình nó giải quyết và làm được mà thôi.

Đừng làm cho trẻ sợ bị thất bại. Nhiều cha mẹ không muốn con mình nếm mùi thất bại thì lần lữa không muốn để con thể nghiệm làm việc gì. Như vậy trẻ không tin vào cá tính của mình, việc thể nghiệm chỉ là thể nghiệm thất bại mà thôi. Các nhà khoa học sáng tạo, nhà phát minh, nghệ nhân, nhà văn… đều là những người thành công từ việc tự mình thử thách với khó khăn. Nếu như không bắt tay vào làm những công việc tưởng như là gian khó ấy
thì không có điều gì vĩ đại xảy ra trên cõi đời này cả.

Khi thử nghiệm việc gì lần đầu tiên, cũng hãy để trẻ được vui vẻ, không nên bắt ép.

Tư tưởng của nhiều cha mẹ cho rằng cứ để con vào tiểu học rồi thầy cô giáo sẽ phát huy tính sáng tạo cho con mình là sai lầm. Khi vào tiểu học, trí sáng tạo của trẻ bị kìm nén nhiều và biến mất hẳn bởi trẻ phải tập trung vào các hoạt động tập thể, phải nghe theo lời thầy cô, chứ không phải được phát huy nhờ vào các câu hỏi thày cô, bài vở đặt ra như cha mẹ chúng vẫn tưởng.

Theo Eb/Eva

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được. (H.Cason)
  • Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện. (Vijaya Lakshmi Pandit)
  • Nếu bạn không thể giải thích một vấn đề theo cách thật đơn giản, điều đó có nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu rõ vấn đề đó. (Albert Einstein)
  • Một người thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi. (Horaceman)
  • Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể. (NGẠN NGỮ NHẬT)
  • Đừng sợ phạm sai lầm. Nhưng hãy đảm bảo là không bao giờ lặp lại sai lầm đó lần thứ hai. (Akio Morita)
  • Chúng ta sinh ra không phải là người hoàn hảo và cũng không phải để yêu con người hoàn hảo, mà là để học cách yêu người không hoàn hảo...theo cách hoàn hảo.(Khuyết danh)
  • Mùi thơm nhất là mùi thơm của bánh mỳ, vị ngon nhất là vị muối, tình yêu quý nhất là tình yêu của trẻ thơ. (Tục ngữ Tây Ban Nha)
  • Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh nghiệm làm tham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hy vọng làm lính gác. (THOMAS A. EDISON)
  • Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm. GROUCHO MARX