Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Nuôi dưỡng khả năng tư duy cho trẻ

Khả năng tư duy là một kỹ năng giúp phân biệt người lãnh đạo và kẻ theo gót.

Người ta cho rằng thế kỷ 21 là kỷ nguyên dựa vào kỹ năng, ở đó tư duy lãnh đạo đóng vai trò đặc biệt. Khả năng tư duy là một kỹ năng giúp phân biệt người lãnh đạo và kẻ theo gót. Những nhà lãnh đạo thường có khả năng suy đoán, lập luận vượt trội, nhìn xa trông rộng và thường vận động trí não nhiều hơn kẻ nối gót. Bộ não của họ thường vận động liên tục trước những tình huống khó khăn hay trở ngại để suy nghĩ dự tính hành động và tìm ra đáp án. Tư duy là kỹ năng cần thiết trong đời sống con người và gồm 3 nhóm chính:

Tư duy phản biện: phân tích, biện luận hoặc đánh giá thông tin dữ liệu để tìm ra đáp án đúng và sử dụng bộ công cụ định hướng tư duy như phân tích, chia nhỏ vấn đề, so sánh, phân loại, liệt kê, hậu quả và hệ quả, đánh giá xếp loại.

Tư duy sáng tạo: thông thường bắt đầu bằng ý tưởng mới hoặc cách thực hiện một việc nào đó (theo thuật ngữ sáu chiếc nón tư duy, đó chính là nón xanh lá - Green hat) và sử dụng bộ công cụ định hướng tư duy như: tưởng tượng, phát minh, thay đổi, thiết kế và sáng tạo...

Tư duy giải quyết vấn đề sáng tạo: kết hợp cả hai kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phản biện. Tư duy sáng tạo hoặc suy nghĩ mới đều khởi nguồn từ việc tìm hướng giải quyết một vấn đề nào đó và tìm ra lối thoát.

Khi nói đến kỹ năng tư duy, người ta hay nói đến "tư duy bậc cao" (high-order thinking - HOT), lúc đó bộ não của chúng ta không chỉ để góp nhặt, tiếp nhận và lưu trữ kiến thức mà là để suy nghĩ khôn ngoan, khám phá sâu hơn và rộng hơn về những kiến thức đã học, cụ thể:

Tư duy phản biện: tìm kiếm sự chính xác; tìm kiếm sự rõ ràng; tư tưởng thoáng; cởi mở.

Tư duy sáng tạo: kiên trì, nhẫn nại; nhìn sự việc dưới nhiều góc nhìn khác nhau và mới lạ; luôn tìm cách vượt lên trên giới hạn của sự hiểu biết.

Tư duy về tư duy (ngẫm về tư duy): luôn ý thức đúng và thận trọng khi suy nghĩ; luôn cân nhắc hành động đúng đắn; lắng nghe và chấp nhận ý kiến phản hồi.

Sau gần một thế kỷ phát triển, ngành nghiên cứu trí thông minh đã tiến những bước rất xa. Theo đó, khoa học đã nhận thức ra trí thông minh không chỉ đơn thuần là cái gì "trời cho ai nấy được" mà còn bao gồm kết quả của học tập, rèn luyện. Tiếp theo lời kêu gọi của Thủ tướng Goh Chok Tong, Bộ Giáo dục Singapore đã triển khai mô hình "Nhà trường tư duy, quốc gia học tập" vào năm 1997 nhằm trang bị cho mọi học sinh các kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21 để nâng cao sức cạnh tranh cho học sinh của nước này trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Ở "Nhà trường tư duy", giáo viên chủ trương dạy ít, học nhiều, khuyến khích học sinh rèn luyện các kỹ năng tư duy cốt lõi để nâng cao khả năng tự học, tự tìm kiếm tri thức thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau.

Sau nhiều năm triển khai "Nhà trường tư duy", nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ năng tư duy tác động tốt đến kết quả học tập tại trường qua việc khai thác tốt nhất hai chức năng chính của não, đó là liên kết và tưởng tượng. Tác động thể hiện rõ rệt ở các mảng:

Nâng cao khả năng liên kết sự vật, sự việc có hoặc không liên quan đến nhau: chẳng hạn, khi cô giáo vẽ quả táo đỏ lên bảng, trong đầu một số em sẽ "nhìn thấy" con sâu và miếng táo cắn dở, em khác sẽ "thấy" máy tính bảng iPad, iPhone…

Tăng cường trí nhớ: khi suy nghĩ là lúc các em học sinh đang tập thể dục, rèn luyện sức khỏe cho trí não để lưu trữ, quản lý và điều khiển thông tin nhằm phục vụ cho chức năng cao cấp hơn, đó là suy luận, đánh giá, phân tích vấn đề để từ đó nhìn nhận đúng và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề.

Nâng cao khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: tập trung tìm giải pháp cho các bài toán khó hoặc các vấn đề phức tạp, lật ngược vấn đề, nhìn vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo, tìm hướng giải quyết.

Nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ: tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu một người tư duy kém thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ sẽ dừng lại ở mức giao tiếp cơ bản và hệ quả là việc học môn văn hay ngoại ngữ sẽ gay go vì muốn học tốt các môn này đòi hỏi phải có khả năng lập luận, tranh luận, giàu trí tưởng tượng, khả năng phân tích nhạy bén...

Giúp trẻ tự tin và có suy nghĩ tích cực: thói quen suy nghĩ giúp một trẻ bình thường học tốt hơn và thành công hơn khi trưởng thành, hơn hẳn một trẻ vốn dĩ thông minh mà không có kỹ năng tư duy.

Tăng cường khả năng "tư duy bậc cao": Khổng Tử cho rằng "học mà không suy nghĩ thì phí công" vì học thuộc lòng và ghi nhớ những điều đã học thì vẫn bị xem là "tư duy bậc thấp". Tư duy bậc cao bao gồm các kỹ năng như: nhận thức, so sánh, liên kết và suy luận quy nạp giúp trẻ nhiều trong việc tự học, tiếp thu những điều mới mẻ và liên kết các vấn đề hoặc những hiểu biết lại với nhau.

Bên cạnh đó, học sinh nên tham gia và cố gắng đạt kết quả cao ở các kỳ thi SAT, GMAT, GRE. Đây là những bài đánh giá tiêu chuẩn đầu vào bậc đại học và sau đại học tại Mỹ nhằm đánh giá khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề của thí sinh. Các bài thi này không nhằm mục đích đánh giá trình độ tiếng Anh mà là sử dụng tiếng Anh để đánh giá kỹ năng phân tích, suy luận. Đặc biệt, GMAT kiểm tra được một phần nào đó kỹ năng cần thiết của một nhà kinh doanh tương lai, đó là khả năng tư duy bậc cao. Tóm lại, học sinh ở nhà trường tư duy tập trung vào việc học, có tinh thần học hỏi, tự tin và có ứng xử khôn ngoan, tất cả là vì học sinh biết suy nghĩ cho chính bản thân mình.

Trẻ nên học kỹ năng tư duy ở bất kỳ lứa tuổi nào và học càng sớm càng tốt
vì khả năng trí tuệ đã có được từ khi sinh ra đến lúc mất đi.

Học sinh được học tư duy bài bản qua hai cách:

Cách một: các chương trình đào tạo tư duy được thiết kế khoa học và có hệ thống nhằm định hướng và gieo thói quen tư duy cho trẻ. Sáu chiếc nón tư duy, CoRT, tư duy định hướng... là những chương trình tiêu biểu được nhiều trường học trên thế giới chính thức đưa vào giảng dạy nhằm tạo nền móng tư duy vững chắc cho học sinh. Chương trình rèn luyện nếp suy nghĩ tích cực, hạn chế suy nghĩ nông cạn và hời hợt, ra những quyết định đúng đắn để giải quyết những vấn đề xảy ra ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội.

Cách hai: học phương pháp tư duy thông qua các môn học chính như ngoại ngữ, toán, khoa học tự nhiên, địa lý, lịch sử. Và việc học tư duy như thế sẽ giúp học sinh hiểu sâu về những môn học đó.

Trẻ nên học kỹ năng tư duy ở bất kỳ lứa tuổi nào và học càng sớm càng tốt vì khả năng trí tuệ đã có được từ khi sinh ra đến lúc mất đi và bởi vì không có một điều kỳ diệu nào có thể làm chúng ta trở nên thông minh hơn nếu chúng ta không được đào tạo và rèn luyện từ khi còn bé. Các nhà nghiên cứu trí thông minh tập trung vào hai giai đoạn phát triển đặc biệt của bộ não: giữa 6-8 tuổi và giữa 12-14 tuổi. Họ cho rằng đây là thời điểm chính để can thiệp và bồi dưỡng tư duy và họ cũng tin rằng sau khi bộ não đã gần như trưởng thành ở tuổi 16 thì việc thay đổi tư duy để tiếp nhận cái mới sẽ càng khó khăn.

Nếu khuyến khích trẻ phát triển tư duy sáng tạo và logic mà người lớn không chuẩn bị để đón nhận một bộ óc tò mò và đầy ắp câu hỏi thì khá gay go. Thông thường, mỗi sáng trẻ thức dậy, đánh răng súc miệng sau đó ngồi vào bàn ăn sáng. Nhưng một hôm trẻ bỗng nói: "Mẹ à, hôm nay con sẽ ăn sáng trước khi đánh răng". Lý do của trẻ thì rất đơn giản vì ăn sáng xong lại phải vệ sinh răng lần nữa.

Do khoảng cách giữa hai thế hệ nên thông thường các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, hoặc thậm chí các vị giám đốc tương lai của trẻ sau này sẽ có tư tưởng khác với trẻ, đa số đều cho rằng trẻ hư hoặc hỗn láo, cãi lời người lớn khi trẻ đưa ra ý kiến hoặc suy nghĩ của mình. Và cách ứng xử của trẻ như thế thì không phải là trẻ ngoan và lễ phép theo truyền thống của người Á đông. Trong vùng văn hoá phương Đông, trọng tình cảm và ít trọng lý trí, chúng ta dễ gặp phải tâm lý suy nghĩ giúp con cái, thay vì để chúng tự suy nghĩ còn chúng ta giữ vai trò hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường yêu thương và tình bạn bè. Chúng ta có thể vì quá yêu mà hay bao bọc quá mức khiến trẻ không còn chỗ để sáng tạo, tưởng tượng.

Điều quan trọng để giải quyết vấn đề này là các bậc phụ huynh cần cởi mở với chính mình và con cái để có thể dễ dàng trải nghiệm cả hai thế mạnh của hai nền văn hoá, kết hợp thành công lý trí và tâm hồn.
Sưu tầm

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Không có con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả, không vội vàng. Không có cái lợi nào xa xôi quá đối với những kẻ kiên nhẫn làm việc. (LA BRUYERE)
  • Chúng ta bày tỏ lòng kính phục đối với những người thầy lỗi lạc, nhưng bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với những người thầy đã sưởi ấm lòng ta. Sự ấm áp chính là yếu tố sống còn đối với tâm hồn trẻ thơ. (Carl Jung)
  • Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời. A.U.pit (Lit-va)
  • Đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm trong cuộc đời của mình cũng giống như bạn đi sai đường trên một chiếc xe lửa và đổ lỗi cho chuyến xe đó. (RICHARD WILKINS)
  • Một người thầy giỏi là người càng lúc càng trở nên không cần thiết đối với học trò. (Thomas Carruthers)
  • Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh hót ta là kẻ hại ta. (TUÂN TỬ)
  • Kiến thức, chỉ có được nhờ suy nghĩ tích cực, chứ không phải nhờ vào trí nhớ, như vậy mới là kiến thức thực sự. (LEV TOLSTOY)
  • Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích. (DA VINCI)
  • Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý. (A.Einstein)
  • Con người được sinh ra để sống chứ không phải để sửa soạn sống. (BORIS PASTERNAK)