Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

SKKN: Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non bằng những sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề

2.2.  Sáng tác lời hát dựa trên những câu chuyện theo chủ đề
- Viết lời: Lời ca phải trong sáng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu tóm tẵt được nội dung câu chuyện.
- Phổ nhạc: Hầu hết các bài hát đựơc sáng tác dựa trên giai điệu bài hát nào đó đã quen thuộc với trẻ, và dựa vào nội dung cốt truyện có thể lựa chọn giai điệu cho phù hợp.
Qua các câu chuyện tôi nhận thấy có một số câu chuyện có sức hút đối với trẻ, vì thế tôi đã chọn 3 câu chuyện để viết lời thể hiện được nội dung truyện đó và dựa theo giai điệu của một số bài hát quen thuộc với trẻ, cụ thể:

Truyện : Chú dê đen
Phổ theo nhạc bài hát: “Chú voi con ở bản đôn” Nhạc sĩ: Phạm Tuyên
 Bài hát: Chú dê đen
Lời: Chú dê đen ở rừng xanh, khắp chốn rừng chú đều lừng danh, ngày vào  rừng chú đi kiếm mồi, với trí  thông minh chú vượt hiểm nguy.
Dê đen ơi, dê đen ơi, ta hát vang chiến công của dê, dám đấu tranh với kẻ gian tham, Sói cúp đuôi biến vào rừng sâu.

Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn
Phổ theo nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa” của nhạc sĩ Đặng Nhất Mai
Bài hát: Thỏ anh thỏ em
Trời nắng, trời nắng, thỏ anh hái nấm
Đếm hoa đếm hoa thỏ em vui ca
Bạn Sóc, bạn sóc ngồi bên kia khóc
Eo ơi, eo ơi trông bạn buồn cười ghê

Bạn nhím, bạn nhím chìa tay xin hoa với
Không cho không cho cậu tự đi lo
Về nhé về nhé để mẹ khen tôi đấy
Con ngoan con ngoan biết vâng lời mẹ ghê

Chờ mãi chờ mãi, mà sao chưa thấy
anh đâu, anh đâu, thỏ anh đi đâu
tìm mãi tìm mãi rồi sau cũng thấy
Giúp cô mái mơ kiếm trẻ lạc mà thôi

Con đây rồi, con đây rồi, con ngoan của mẹ đây.

Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ
Phổ theo nhạc bài hát: “Đừng đi đằng kia có mưa” nhạc nước ngoài
Bài hát: Lời dặn bé Khăn đỏ
Lời: Em ơi em dừng lại nào, vào rừng sâu lắm gian nguy, trông kia xem, đường chập trùng gặp người gian biết kêu ai. Vì ham chơi em quên mất lời của mẹ yêu đã nhắc khi đi, bà và em gặp nguy mất rồi, May bác nông dân kịp cứu em.
(Các tác phẩm kể trên đã được thu thanh và viết nhạc đính kèm theo sáng kiến này)

3. Ứng dụng các sáng tác trong hoạt động thực tiễn.
     Với những bài hát trên, tôi đã áp dụng vào dạy ở từng chủ đề 1số tác phẩm mới. Tôi đã dùng chính những tác phẩm này để dạy trẻ trong nội dung chính là dạy hát: “ Cô giáo em” ở Chủ đề Trường Mầm non “ Bé ơi” ở Chủ đề Bản thân; “Cô dạy em”,  dạy vận động “Em là thợ xây”, Đây là những nội dung được trẻ rất thích và thực hiện rất tốt. Không chỉ là những ca từ dễ nhớ, dễ thuộc mà trẻ đã từng được học trong các giờ LQVH, giai điệu trầm bổng kết hợp với 1số vận động minh hoạ khiến trong mỗi giờ Âm nhạc trẻ biểu diễn rất hào hứng, sôi nổi. Và cứ thế, nội dung và yêu cầu cần đạt với trẻ ở mỗi chủ đề được khắc hoạ rất tự nhiên.
         Trong giờ LQVH, chúng ta dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung để truyền đạt tới trẻ vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Với việc dạy bài thơ “Phải là hai tay”, sau khi trẻ đọc thơ tôi cho trẻ nghe kết hợp bài hát được tôi phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp ý thơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất tập trung, chú ý. Các bài hát được phổ nhạc từ truyện, trong mỗi giờ LQVH, tôi cho trẻ biểu diễn để cô đọng nội dung của truỵện, làm không khí của những giờ Văn học bớt trầm lắng khi Âm nhạc vang lên.
         Trong các giờ hoạt động Thể chất, các tác phẩm: “Bé ơi”, “Chiếc cầu mới”, còn là những giai điệu để khích lệ tinh thần tập luyện của trẻ. ở 1số bài có nhịp 2/4, tôi  dùng để dạy trẻ tập khởi động và bài tập phát triển chung.
         Trong hoạt động khám phá, các bài hát trên tôi dùng ở đầu giờ học để tạo hứng thú cho trẻ. Bài “Bé ơi”, với bài khám phá các giác quan trên cơ thể; giáo dục trẻ biết chăm sóc các giác quan: Bài “ Chim én”trong bài khám phá về các loài chim; bài” “Hoa kết trái”trong bài khám phá về các loại cây hoa cho ra trái ngọt.
        Những giai điệu du dương của các bài hát: Cô dạy con, chim én, Mây thi vẽ.. còn được tôi dùng làm nhạc nền trong những giờ tạo hình để kích thích trẻ sáng tạo, tạo nên những sản phẩm vẽ, nặn, xé dán.
         Không chỉ ứng dụng trong các hoạt động chung, các sáng tác của tôi còn thực hiện ở hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chăm sóc vệ sinh. Khi trẻ chơi ngoài trời, những bài hát “Bé ơi ”, “Bập bênh”,”Trong nắng” được trẻ vừa chơi vừa hát rất say sưa. ở hoạt động góc, trẻ biểu diễn lại các bài hát này và tự sáng tạo vận động kết hợp với các nhạc cụ Âm nhạc. Những bài hát “Bé ơi”, “ Đôi mắt của em” còn được tôi lồng ghép trong quá trình dạy trẻ các kĩ năng vệ sinh văn minh khiến những nội dung này được trẻ tiếp thu rất nhanh. Cứ như thế, những mục tiêu của từng chủ đề đặt ra được trẻ tiếp thu tự nhiên và khả năng ca hát vì thế cũng được nâng lên đáng kể.
4. Kết quả đạt được:
-  Về phía trẻ:
+ Trẻ hát đúng cao độ, trường độ của từng tác phẩm, tự tin mỗi khi tham gia các hoạt động.
+ Trẻ hát tự nhiên, biểu diễn vui tươi, nhí nhảnh các bài hát tôi đã sáng tác. Nó đem lại sự hào hứng,  thích biểu diễn và sáng tạo mỗi khi Âm nhạc cất lên.
+ Trong các hoạt động khác, đặc biệt là trong các hoạt động biểu diễn liên hoan văn nghệ ở mỗi chủ đề, trẻ đã được thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng cả về nội dung cũng như giai điệu.
-    Về phía giáo viên:
+  Có thêm nhiều tác phẩm trong mỗi chủ đề để lựa chọn dạy trẻ trong các hoạt động Âm nhạc và lồng ghép trong các hoạt động khác.
+ Nâng cao khả năng sáng tác,  phổ nhạc các tác phẩm văn học, vốn là kho tàng ngôn ngữ giàu giai điệu.
+ Có thêm công cụ để dạy trẻ trong các hoạt động.
+ Làm phong phú đời sống tinh thần, giúp tôi lấy lại cân bằng trong môi trường đầy áp lực của 1 giáo viên Mầm non.
-    Về phía phụ huynh:
+   Phụ huynh có thêm vốn bài hát để dạy trẻ.
+ Đã kết hợp cùng giáo viên thực hiên tốt việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng về từng chủ đề cho trẻ.
+  Có ý thức quan tâm đến chất lượng Giáo dục âm nhạc của lớp.

*Kết quả cho thấy khi tôi tiến hành áp dụng phổ biến các bài hát trên trong các hoạt động của trẻ thì có sự thay đổi đáng mừng cả về khả năng cảm thụ âm nhạc và khả năng cảm thụ văn học được thể hiện rõ qua bảng khảo sát sau: Tổng số trẻ: 50 trẻ


PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Khi thực hiện phổ nhạc và đưa các bài hất này vào sử dụng, tôi nhận thấy trẻ rất tập trung, trẻ thực sự hứng thú và rất thích hát những bài hát của cô giáo mình sáng tác, vì thực ra, những bài thơ câu chuyện mà tôi lựa chọn để phổ nhạc hầu hết là những bài dài, bình thường nếu chỉ để đọc thuộc thơ hoặc nhớ được nội dung truyện thì không phải trẻ nào cũng hiểu và cảm thụ được nếu như không có thời gian để ôn luyện hoặc bố mẹ không kèm cặp. Tuy nhiên, với hình thức chuyển thể từ những câu chuyện, bài thơ sang bài hát thì hiệu quả đến bất ngờ, hầu như trẻ nào cũng hát được và còn thích thú cùng nhau thể hiện và khi hỏi ngược lại những bài thơ đó, những câu chuyện đó nói lên điều gì thì trẻ đều nắm bắt được. Vì thế với một câu chuyện mới, bài thơ mới, tôi cũng hướng cho trẻ tập trung lắng nghe đọc thuộc, hiểu nội dung và hứa hẹn với trẻ cô sẽ cố gắng phổ nhạc để các con không những chỉ đọc thuộc thơ hay nhớ câu chuyện mà các con còn có thể hát bài hát nói lên nội dung của truyện, thơ đó nữa. Điều đó tạo cho trẻ một tâm thế vui tươi tập trung và hứng thú lắng nghe cô kể chuyện và hiểu nội dung tác phẩm và chờ đợi những bài hát do chính cô giáo sáng tác.

2. Bài học kinh nghiệm:
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi tiến hành sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non:
+ Ngay từ đầu năm đã rà soát các nội dung Giáo dục Âm nhạc rồi tìm những bài thơ, câu chuyện phù hợp để phổ nhạc; xây dựng thư viện âm nhạc cho từng chủ đề.
+ Cần tìm hỉêu khả  năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có những sáng tác phù hợp.
+ Chọn những giai điêu gần gũi,  dễ hát với trẻ, chọn các tiết tấu Beat để các tác phẩm đến vởi trẻ tự nhiên.  
+ Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm Âm nhạc khi thưởng thức để nâng cao kiến thức Âm nhạc cho trẻ.
+ Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp tìm đến những bài thơ, câu truyện giàu hình ảnh để phổ nhạc. Tận dụng các phụ huynh là nhạc sĩ để nhờ hoàn chỉnh lại các sáng tác không chuyên của mình.
+ Luôn trau giồi các kiến thức về Âm nhạc và cách sử dụng nhạc cụ để có thêm cảm hứng trong các sáng tác.
Trên đây là 1 số kinh nghiệm nhỏ trong khi tiến hành sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng GD Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non. Tôi rất mong bản sáng kiến nhỏ của tôi sẽ thiết thực với các giáo viên Mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện, hẳn tôi đã có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá đóng góp của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
                                                                          Tôi xin chân thành cảm ơn!



THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Có những người không dám bước đi vì sợ gẫy chân, nhưng sợ gẫy chân mà không dám bước thì khác nào chân gẫy. (ANNE ROBERT TURGOT)
  • Những điều chúng ta biết chỉ là giọt nước. Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương. (ISAAC NEWTON)
  • Cho dù cuộc sống có khó khăn như thế nào đi chăng nữa, luôn có điều gì đó bạn có thể làm và làm nó thành công. (Stephen Hawking)
  • Đứa con sẽ là phần thưởng hay hình phạt cho cha mẹ tùy theo sự giáo dục của mình. (Pow tit sê ơn)
  • Thật sai lầm khi nghĩ rằng một khi rời khỏi trường học, bạn không bao giờ cần học thêm điều mới nữa. (Sophia Loren)
  • Đừng sợ phạm sai lầm. Nhưng hãy đảm bảo là không bao giờ lặp lại sai lầm đó lần thứ hai. (Akio Morita)
  • Nếu bạn không thể giải thích một vấn đề theo cách thật đơn giản, điều đó có nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu rõ vấn đề đó. (Albert Einstein)
  • Đọc sách làm cho con người đầy đủ, luận đàm tạo thành con người sẵn sàng và viết lách tạo thành con người đúng đắn. (BACON)
  • Ngoài thực tiễn không có cách nào khác để nhận ra sai lầm. (DIDEROT DENIS)
  • Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. (N.Mandela)