Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Trò chuyện với trẻ khi nào và như thế nào?

Việc trò chuyện với trẻ không nhằm mục đích giúp trẻ biết nói sớm, mà nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ phát triển, giúp bộ não của trẻ thu nhận các thông tin phong phú, đa dạng bên ngoài. Điều đó sẽ góp phần hình thành ở trẻ

hệ thống các phản xạ có điều kiện, hình thành các mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ với cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh và động tác...

Nói chuyện với trẻ và tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ của trẻ

Ngay từ khi mới sinh ra, người lớn đã giao tiếp với trẻ như là một người hiểu biết, tuy rằng trẻ chưa có nhu cầu giao tiếp: trò chuyện, hỏi trẻ, âu yếm trẻ.

Việc trò chuyện với trẻ không nhằm mục đích giúp trẻ biết nói sớm, mà nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ phát triển, giúp bộ não của trẻ thu nhận các thông tin phong phú, đa dạng bên ngoài. Điều đó sẽ góp phần hình thành ở trẻ hệ thống các phản xạ có điều kiện, hình thành các mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ với cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh và động tác...

Ví dụ, khi cho trẻ bú sữa, tay vừa cầm bình sữa cho trẻ bú vừa nói "mẹ cho con bú sữa nhé! Cho con mẹ mau lớn này!... Từ " sữa" được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với vị sữa trẻ cảm nhận, hình dáng màu sắc của sữa mà trẻ nhìn sẽ được ghi nhớ.

Sau này, khi cơ quan phát âm phát triển, trẻ sẽ sử dụng các thông tin đã thu nạp đó một cách dễ dàng như trò chơi vậy. Dần dần, chính người lớn đã kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ xuất hiện. Trẻ sẽ có những phản ứng phù hợp đáp trả : nhìn chăm chú, ngừng cử động , ngừng khóc khi người lớn cất tiếng nói hay đến gần, cười, hóng chuyện, gẫu chuyện, đưa mắt nhìn theo, hoặc ra những âm thanh đáp trả lời trò chuyện của người lớn.

Mới đầu trẻ còn thụ động, nhưng dần dần trẻ chủ động lôi kéo sự chú ý , kích thích người lớn phải nói chuyện, quan tâm đến trẻ : Đầu tiên bằng tiếng khóc, bằng các cử chỉ giơ tay, nhoài người theo, đưa tay chỉ đối tượng trẻ muốn lôi kéo...sau bằng các âm thanh, tiếng kêu, cuối cùng là bằng lời nói.

Mặc dù chưa biết nói, nhưng trẻ hoàn toàn biết được chúng muốn gì và chúng tìm cách biểu lộ, tức là tìm cách giao tiếp với người lớn xung quanh để trẻ truyền đạt những gì chúng muốn nói mà chưa nói được .

Mọi việc xảy ra ở thế giới xung quanh đều được quan sát và ghi nhận. Trẻ dùng ngôn ngữ riêng để diễn đạt nhận thức và cảm xúc của mình. Người ta gọi những ngôn ngữ và cử chỉ mà trẻ sử dụng là ngôn ngữ hình tượng.

Người lớn có nhiệm vụ tìm cách giải mã những thông điệp trẻ muốn thể hiện, cố gắng hiểu xem chúng muốn gì, sau đó diễn tả lại bằng ngôn ngữ nói.

Hay nói cách khác, người lớn học ngôn ngữ của trẻ , đồng thời giúp trẻ học ngôn ngữ của người lớn.

Sử dụng đồ chơi để giao tiếp với trẻ

Người lớn có thể dùng đồ chơi để giao tiếp và trò chuyện với trẻ. Chính sự có mặt của người lớn làm trẻ chú ý đến đồ chơi. Trẻ nhìn theo sự chuyển động của đồ chơi , lắng nghe âm thanh, đưa tay quờ, chụp lấy, trườn tới đồ chơi . Dần dần, khi nghe người lớn hỏi : Búp bê đâu, ô tô đâu? Trẻ đã có những phản ứng đáp trả. Các trò chơi ú òa, trốn tìm , giấu đồ chơi rồi lại cho chúng thình lình xuất hiện sẽ làm cho trẻ vô cùng thích thú. Những con thú nhồi bông sẽ giúp hình thành và rèn luyện ở trẻ những kĩ năng giao tiếp xã hội- cử chỉ âu yếm: ôm ấp, vỗ về, ru ngủ, bế, cho ăn...

Sử dụng sách tranh để nói chuyện với trẻ

Khi trẻ được 2 tháng tuổi, chúng ta nên cho trẻ làm quen với sách , giở sách cho trẻ xem khi ta bế trẻ trên tay, đồng thời trò chuyện với trẻ.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, ta có thể vừa chỉ vào tranh vừa nói chuyện, hoặc ta có thể hỏi trẻ câu hỏi:" ....đâu?" để trẻ tìm và chỉ vào tranh. Lớn hơn nữa, ta dạy trẻ tự mình lật giở những trang sách tranh.

 

Tóm lại, giữa người lớn và trẻ ngay khi còn nhỏ, cần có sự tương tác tốt để tạo nên những khởi đầu tốt đẹp. Chúng ta nên trò chuyện với trẻ càng sớm càng tốt. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng : cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy là hướng dẫn cho chúng thể hiện thế giới xung quanh bằng các kí hiệu, bằng các âm thanh khác nhau.

Theo Webtretho


THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Nếu như tưởng tượng rằng những gì chúng ta biết là một hình tròn thì những gì ngoài vòng tròn đó thật lớn biết bao. (ALBERT EINSTEIN)
  • Chúng ta sinh ra không phải là người hoàn hảo và cũng không phải để yêu con người hoàn hảo, mà là để học cách yêu người không hoàn hảo...theo cách hoàn hảo.(Khuyết danh)
  • Học thôi chưa đủ, phải hành. Muốn thôi chưa đủ, phải làm. (JOHANN WOLFGANG VON GOETHE)
  • Không có gì tai hại bằng việc lãng phí thời gian. (Michelangelo)
  • Ai cũng có một năm 365 ngày như nhau, sự khác biệt duy nhất là chúng ta sẽ làm gì với những ngày ấy. (HILLARY DEPIANO)
  • Tương lai của các con là công trình của các bà mẹ. (Napoléon)
  • Có những người không dám bước đi vì sợ gẫy chân, nhưng sợ gẫy chân mà không dám bước thì khác nào chân gẫy. (ANNE ROBERT TURGOT)
  • Đừng so sánh mình với bất cứ ai trong thế giới này. Nếu bạn làm như vậy có nghĩa bạn đang sỉ nhục chính bản thân mình. (Bill Gates)
  • Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người. A. Einstein (1879–1954)
  • Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được. (H.Cason)