Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Bạn có biết lắng nghe trẻ?

Biết lắng nghe trẻ, bạn sẽ hiểu con hơn, giúp con giải quyết những rắc rối mà bé gặp phải và quan trọng nhất là bạn sẽ trở thành “người bạn lớn” của con.


Vì sao cần phải lắng nghe trẻ nói?

Trẻ con, thường vui buồn thất thường và nông nổi hơn nữa khi bước chân đến trường là lúc trẻ bước vào một thế giới rộng lớn với rất nhiều khó khăn, nhiều niềm vui cũng như nỗi buồn cần được chia sẻ. Với đặc điểm tâm lý bất ổn và tính cách chưa định hình rõ, các em rất dễ bị dao động, tổn thương.

Trong cuộc sống, chuyện mắc phải một vài lỗi lầm sẽ rất bình thường đối với người lớn. Người lớn biết cách giải quyết nó với những kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được. Nhưng với trẻ con, những lỗi lầm ấy thật sự trở nên nghiêm trọng. Nó khiến các em bế tắc, tuyệt vọng và hành động dại dột. Nhất là khi người lớn quan trọng hóa vấn đề và lạnh lùng khép tội thay vì phân tích đúng sai, chia sẻ và hướng các em đi đúng đường.

Biết lắng nghe trẻ, bạn sẽ hiểu con hơn, có thể giúp con giải quyết được những rắc rối mà bé gặp phải và quan trọng nhất là bạn sẽ trở thành “người bạn lớn” của con.

Không nên ngắt lời

Liệu có lúc nào vì đang bận bịu mà bạn nóng nảy ngắt lời trẻ không? Thực ra những ông bố bà mẹ biết yên lặng nghe con mình thổ lộ hết nỗi niềm quả không nhiều. Con chúng ta vẫn thường xuyên phải nghe những câu đại loại như: “Thôi được rồi, mẹ đang bận, để mai mẹ sẽ hỏi cô giáo cho con”. Hoặc là: “Sao con lại chọn vào đúng lúc này để kể lể nhỉ? Thôi, để tý nữa mẹ sẽ nghe con nói”. Bạn cần hiểu rằng trẻ cũng cần được tôn trọng và lắng nghe mà không bị ngắt lời như một người lớn.

Hãy để cho trẻ biết rằng bạn hiểu và thông cảm với trẻ

Khi trẻ chạy đến kể với bố mẹ một điều gì đó có nghĩa là trẻ cần tìm ở bạn một chỗ dựa tinh thần, sự cảm thông và giúp đỡ, vì vậy bạn luôn phải tỏ thái độ quan tâm và sẵn lòng lắng nghe. Nếu bạn vẫn thường xuyên vừa đọc báo, vừa nghe con tâm sự thì tốt hơn hết bạn nên tạm gác công việc sang một bên và nghe trẻ nói. Và bạn nên suy nghĩ một chút trước khi trả lời. Nếu con bạn vừa dứt lời bạn đã đưa câu trả lời ra ngay sẽ gây cho trẻ ấn tượng rằng những khó khăn, rắc rối của trẻ chì là những điều vớ vẩn, không đáng để bàn bạc. Hãy nói rằng bạn hiểu vấn đề đó khó khăn đối với trẻ như thế nào trước khi giúp trẻ giải quyết vấn đề.

Tìm hiểu nguyên nhân thay vì phán xét

Nếu như cậu con đang học tiểu học thổ lộ với bạn rằng bé đang rất bối rối vì đã lỡ lấy cây bút chì của một bạn cùng lớp thì bạn không nên vội vàng la mắng con. Sự chỉ trích của bạn làm trẻ cảm thấy sợ hãi và lần sau con bạn sẽ không còn tâm sự với bạn những chuyện như vậy nữa. Điều bạn nên làm là tìm hiểu tình huống con bạn đã làm việc đó. Dù vì lý do gì đi nữa bạn cũng nên khen ngợi trẻ vì trẻ đã dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình và động viên con đưa trả bút cho bạn. Nếu bạn tạo được một thói quen trò chuyện và chia sẻ, một bầu không khí yên ấm và quan tâm lẫn nhau trong gia đình thì chắc chắn con bạn sẽ luôn luôn tâm sự với bạn mọi nỗi niềm của chúng.

Chọn một không gian thích hợp cho cuộc trò chuyện

Bạn hãy tìm một góc thích hợp cho cuộc trò chuyện khi con bạn gặp rắc rối để không làm đứt đoạn cuộc trò chuyện, phân tán sự chú ý của bạn. Điều đó tạo cho con bạn cảm giác rằng bạn rất quan tâm đến điều trẻ sắp nói, giúp trẻ đủ tự tin và bình tĩnh để bày tỏ với bạn những nỗi lo lắng trong lòng.

Hãy biết chờ đợi

Bạn đừng ngạc nhiên khi trẻ im lặng, không thể bắt đầu cuộc trò chuyện. Dù sao thì con bạn vẫn còn là một đứa trẻ. Bạn đừng làm trẻ hoảng sợ bằng những lời nói theo kiểu: “Nói nhanh lên nếu không thì mọi việc hỏng hết bây giờ”.

Bạn nên khích lệ trẻ: “Bố mẹ biết có những chuyện thật khó nói nhưng nếu con kể hết thì bố mẹ sẽ giúp con vượt qua được khó khăn này”. Trong những trường hợp trẻ ngập ngừng không nói, bạn có thể giúp trẻ bắt đầu bằng cách đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc kể những trường hợp tương tự của bạn trong thời niên thiếu.

Theo Mangthai

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Người thực sự có giáo dục là người tự biết giáo dục mình. (NGẠN NGỮ ANH)
  • Những điều chúng ta biết chỉ là giọt nước. Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương. (ISAAC NEWTON)
  • Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to. (Albert Einstein)
  • Không gì rẻ mà quý bằng thái độ lịch sự. (Cerventès)
  • Con người được sinh ra để sống chứ không phải để sửa soạn sống. (BORIS PASTERNAK)
  • Đi theo những gì bạn thực sự đam mê và để nó dẫn đường bạn tới đích đến của mình. (Diane Sawyer)
  • Không có con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả, không vội vàng. Không có cái lợi nào xa xôi quá đối với những kẻ kiên nhẫn làm việc. (LA BRUYERE)
  • Đừng theo lối mòn hãy băng qua nơi không có dấu chân để tạo nên con đường.(RALPH WALDO EMERSON)
  • Trên đường thành công không có dấu chân của người kẻ lưởi biếng. (Lỗ Tấn)
  • Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ. (MARGARET MEAD)