Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Bệnh vô tâm của “gà công nghiệp”

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ con ngày nay ích kỷ, chỉ thích sống hưởng thụ. Quan niệm trên tuy chưa hoàn toàn đúng nhưng cho thấy xu hướng ít quan tâm đến người khác ở một số trẻ hiện nay. Vậy cha mẹ phải làm gì để con mình bớt vô tâm?

Hai ví dụ buồn

Đã nhiều lần, chị Bắc hàng xóm than phiền con chị ích kỷ, sống chỉ biết mình. Qua những chuyện chị Bắc kể về hai đứa con của mình, có thể nhận thấy các cháu có lối sống hưởng thụ, hay đòi bố mẹ tiền để mua những thứ chúng thích. Trước đây, chị thường chuẩn bị đồ ăn sáng cho con ở nhà nhưng các cháu cứ đòi mẹ cho tiền để ăn tại trường với lý do “bạn con đứa nào cũng ăn sáng ở lớp”. Mặc dù chị rất sợ ăn ở ngoài không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập của con nhưng chị đành bó tay khi con “biểu tình” không ăn sáng ở nhà do chị nấu. Thấy vậy, chị đành chiều lòng con, cho tiền để các cháu ăn sáng ở trường.
Nhưng làm chị Bắc buồn lòng hơn chính là việc các cháu thiếu quan tâm đến người xung quanh. Chưa bao giờ chị thấy các cháu chủ động gọi điện hỏi thăm ông bà nội, ngoại cũng như anh em ở quê mặc dù vợ chồng chị vẫn đều đặn chu cấp tiền điện thoại hàng tháng cho con. Tháng trước, chị bị cảm không đi chợ, lo cơm nước được trong khi chồng chị thì bận việc suốt ngày ở cơ quan nên bữa ăn trong nhà bữa được, bữa mất, vậy mà các cháu không hỏi han mẹ lấy một câu. Đứa con gái lớn năm nay học lớp 9 cũng không biết phụ mẹ rửa chén bát. Mọi việc to nhỏ trong nhà, vợ chồng anh chị đều phải “tự bơi” mà không nhận được sự giúp đỡ nào của con cái.


Cũng như chị Bắc, chị Loan cũng thường than phiền về hai “con gà công nghiệp” của chị. Theo chị thì các cháu chẳng biết làm gì, chẳng quan tâm đến ai, “đi học về chỉ cắm đầu vào mấy cuốn Đôrêmon, máy tính” chờ bố mẹ “hầu”. Thậm chí, ngày sinh nhật của ba mẹ các cháu cũng không nhớ!

Có lẽ, trường hợp của chị Bắc, chị Loan không phải là những trường hợp cá biệt trong xã hội hiện đại.

Con hư tại cha mẹ?

Các nhà xã hội học cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ vô tâm, ích kỷ như môi trường xã hội, áp lực học tập, quá được nuông chiều, cha mẹ bận rộn không có thời gian uốn nắn...

Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy, cái “gốc” của hiện tượng trẻ thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh nằm ngay ở trong gia đình. Dấu hiệu để nhận thấy đầu tiên là cha mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cho con nên trong các cháu xuất hiện tư tưởng thoải mái hưởng thụ. Và mặc nhiên, các cháu không cần quan tâm, suy nghĩ đến người khác. Chính vì vậy, con trẻ ngày càng mất dần tính chủ động, lười lao động, vụng về làm “hư bột, hư đường” mỗi khi phải đụng tay vào việc gì. Bên cạnh đó, việc cha mẹ bận bịu với công việc nên thiếu quan tâm, uốn nắn con mình hướng về người khác cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Không ít bậc cha mẹ phó mặc hết việc dạy dỗ con cho nhà trường hoặc cho rằng cứ mặc kệ, lớn lên tự con mình sẽ hiểu.

Tiên học lễ...

Các nhà tâm lý học, xã hội học khuyên rằng: không nên nuông chiều con quá mà phải hướng các cháu làm quen với công việc để hình thành các kỹ năng lao động, kỹ năng xử lý công việc cũng như kỹ năng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tuy vẫn phải ưu tiên dành thời gian cho các cháu học tập nhưng không có nghĩa là cha mẹ làm mọi việc cho con, mà phải tập cho các cháu thói quen làm việc. Có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, những kỹ năng đơn giản tiến tới hình thành tính tự lập cho con. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm giáo dục, định hướng cho con về ý nghĩa của việc quan tâm đến người xung quanh, đặc biệt là người thân, giúp các cháu hiểu làm được điều đó không những đem lại niềm vui cho người thân mà còn cho chính bản thân. Đồng thời, cha mẹ luôn giáo dục, nhắc nhở các cháu hướng về nguồn cội, người thân nhằm giúp các cháu ngày càng sâu sắc hơn trong suy nghĩ và hành động.

Tóm lại, trong xã hội hiện đại, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình giao lưu, hội nhập, của sự giao thoa giữa các nền văn hoá và khi người lớn luôn tất bật với chuyện cơm áo gạo tiền, chỉ chú tâm xây dựng, đầu tư vào việc học hành cho con mà ít quan tâm, giáo dục các cháu chữ “lễ” thì việc một bộ phận giới trẻ có biểu hiện sống ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm, giáo dục, xây dựng cho con mình các kỹ năng sống một cách sâu sắc, biết quan tâm đến mọi người trong cả suy nghĩ và hành động.
ThS Nguyễn Quế Diệu
(Hội Tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Nai, giảng viên ĐH Nguyễn Huệ)
Theo sgtt.vn

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Nếu trước hết bạn không thể giáo dục cho đứa trẻ trở nên hoạt bát, bạn tuyệt đối không thể dạy cho đứa trẻ thành người thông minh. (Lư Tuấn)
  • Đừng phán xét một ngày trong cuộc sống bằng những gì bạn đã gặt hái được. Mà hãy phán xét nó bằng những gì bạn đã gieo mầm. (ROBERT LOUIS STEVENSON)
  • Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời. (Bill Gates)
  • Học thôi chưa đủ, phải hành. Muốn thôi chưa đủ, phải làm. (JOHANN WOLFGANG VON GOETHE)
  • Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người. A. Einstein (1879–1954)
  • Nhân đức làm cho con người đáng yêu trong cuộc sống và đáng nhớ sau khi chết. (B.Coracian)
  • Hãy đi xa đến hết tầm mắt của mình; khi bạn đến đó, bạn sẽ nhìn được xa hơn nữa. (Thomas Carlyle)
  • Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được. (H.Cason)
  • Ai cũng có một năm 365 ngày như nhau, sự khác biệt duy nhất là chúng ta sẽ làm gì với những ngày ấy. (HILLARY DEPIANO)
  • Con người được sinh ra để sống chứ không phải để sửa soạn sống. (BORIS PASTERNAK)