Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em

 
Gia đình là nơi đứa trẻ nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên. Thời thơ ấu trẻ học được những bài học xúc cảm quan trọng nhất và những bài học ấy đôi khi quyết định tiến trình cả cuộc đời của một con người. Sự giáo dục xúc cảm của bố mẹ không chỉ qua những gì bố mẹ nói và làm đối với con cái mà còn bằng tấm gương của bố mẹ trong quan hệ xúc cảm đối với nhau. Bố mẹ cần chỉ cho con thấy là có nhiều cách để phản ứng; dạy và giúp con chế ngự cảm xúc và tìm được cách giải quyết vấn đề theo lối tích cực. Bố mẹ có ảnh hưởng đến sự am hiểu xúc cảm bắt đầu từ lúc trẻ nằm trong nôi. Theo nghiên cứu của Ekman, 1972; Izard, 1971 thì sự giao tiếp cảm xúc tạo ra sự quyến luyến của người mẹ đối với đứa trẻ. Nhiều nhà khoa học xem sự quyến luyến của người mẹ và đứa trẻ như là cơ sở quan trọng đối với sự phát triển xã hội và tâm lý của trẻ. Tất cả những gì tạo nên sự gắn bó, quyến luyến đều có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc.

Cảm xúc là nơi biểu hiện của tình cảm. Xúc cảm của người mẹ có vai trò rất quan trọng đối với đứa trẻ, nhất là những năm tháng đầu đời. Sự biểu hiện cảm xúc của người mẹ tạo nên sự gắn bó mẹ con, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách, tâm lý của trẻ sau này. Người mẹ gây ra cảm xúc cho đứa trẻ từ lúc lọt lòng, lặp lại liên tục và đa dạng các cảm xúc yêu thương và dần dần hình thành tình cảm mẹ con. Các bậc cha mẹ không để cảm xúc chi phối cách dạy con như: khi tức thì quát tháo, khi vui thì ngọt ngào, từ đó sẽ tạo cho trẻ sự nghi ngờ. Muốn cho cảm xúc của một đứa trẻ hình thành và phát triển một cách tốt đẹp thì bố mẹ cần làm chủ được chính cảm xúc của mình để điều khiển cảm xúc, dẫn dắt cảm xúc của chính mình và của đứa trẻ. Giáo dục cảm xúc có tác dụng và cần thiết đến suốt cuộc đời của một con người. Sự gắn bó mẹ con là mối liên hệ cảm xúc nào đó giữa cha mẹ và con cái. Nó chứa đựng các yếu tố như tình cảm gần gũi và yêu thương. Sự gắn bó tác động theo hai hướng: cha mẹ gắn bó mạnh mẽ hơn với con mình, và ngược lại con cái với cha mẹ. Mối liên hệ qua lại đó giữa cha mẹ và con cái được bắt đầu từ khi sinh đẻ và tiếp tục sâu sắc hơn trong suốt lứa tuổi hài nhi của trẻ.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Châu Giang trong tác phẩm “Năng lực cảm xúc của cha mẹ và số phận của con”, đã chỉ rõ: những đứa trẻ trong gia đình luôn luôn có cách ứng xử (giáo dục con cái theo cách tiêu cực như: thường xuyên cáu gắt, mắng mỏ, tức giận, đánh đập…, trẻ sẽ hình thành cho mình sự bi quan, nghi ngờ, sống khép nép, hư hỏng hoặc bất cần đời). Như vậy, khả năng làm chủ cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Chúng ta thấy rằng những cách biểu hiện cảm xúc của cha mẹ đối với con cái trong đời sống hàng ngày sẽ là tiền đề để hình thành nhân cách cho trẻ (trở nên tự tin hay hoài nghi, hư hỏng hay không)… Trong cách giáo dục cảm xúc cho trẻ cũng như cách thể hiện cảm xúc, cha mẹ phải thận trọng. Tác giả cuốn sách còn đưa ra luận điểm: cha mẹ cũng cần hiểu được con mình đang buồn, giận, sợ ra sao để mình phản hồi cảm xúc trở lại bằng thái độ và lời nói thể hiện là mình đồng cảm với trẻ. Có sự đồng cảm, trẻ sẽ bộc lộ tâm tình và qua đó cha mẹ dẫn dắt con làm chủ cảm xúc, biết điều khiển cảm xúc trong quan hệ người - người.

PGS.TS. Lê Khanh chỉ rõ chính từ cái nôi gia đình, ngay từ lúc lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên thông qua cử chỉ âu yếm hay dửng dưng; yêu thương, trừu mến hay độc ác, tàn nhẫn….của những người trực tiếp chăm sóc, đặc biệt là người mẹ. Hàng trăm công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, cách đối xử trực tiếp của cha mẹ đối với con cái, cũng như cách cha và mẹ thể hiện tình cảm với nhau trước mặt chúng có những ảnh hưởng sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm - tình cảm cũng như sự phát triển tâm lý của chúng.

Cảm xúc của cha mẹ, khả năng cha mẹ nhận thức được cảm xúc của bản thân, cảm xúc của con là yếu tố không thể thiếu cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến tương lai của trẻ thơ. Nếu cha mẹ quá chiều chuộng con cái, không biết kiềm chế cảm xúc yêu con quá mức sẽ dẫn đến con hư hỏng hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, khi phải xa cha mẹ (do bình thường luôn được yêu thương, chăm sóc, bao bọc) đứa trẻ bị hụt hẫng về tình cảm, cảm thấy trống vắng, không gì có thể bù đắp nổi. Đứa trẻ trở nên lầm lì ít nói, thu mình không muốn giao tiếp với bất cứ ai, học hành chểnh mảng….Có những ông bố bà mẹ thì ngược lại, cáu giận con liên tục – không làm chủ được cảm xúc tiêu cực, khi giận con thì mắng té tát, hạ giá con với những lời xúc phạm làm mất đi ý thức phẩm giá, lòng tự trọng, tự tin ở con khiến con căm tức, rối trí có thái độ hỗn láo, thù địch rất tai hại cho việc phát huy những tiềm năng của trẻ và ảnh hưởng xấu đến số phận tương lai. Còn có những ông bố bà mẹ không quan tâm đến mong muốn, khát vọng của con, tình cảm của con, chỉ quan tâm đến tiền và đáp ứng nhu cầu vật chất của con, khiến con họ đi vào con đường nghiện ngập, chơi bời lêu lổng, không biết quí trọng đồng tiền mà chỉ biết phá phách, không biết yêu lao động. Có gia đình thì quá coi trọng nam mà khi sinh con lại sinh con gái thì hắt hủi, không quan tâm gì đến con, không dành thời gian trò chuyện, vuốt ve, âu yếm con, thể hiện niềm vui hạnh phúc khi có con ở trên đời này, khiến đứa trẻ tủi thân, thu mình, coi mình là người thừa, không giá trị gì đối với cha mẹ, gia đình và trên đời này v. v…Có vô vàn những câu chuyện như thế.

Những điều trên cho thấy, năng lực, cảm xúc của cha mẹ rất quan trọng cho sự hình thành nhân cách của trẻ, số phận của trẻ, bởi lẽ đó, cha mẹ phải rèn luyện cho mình năng lực cảm xúc để làm gương cho con và có những kỹ năng cần thiết để giúp con phát triển hài hòa tâm trí, thành đạt và hạnh phúc ở đời.

2. Một số cách thức giáo dục cảm xúc cho trẻ

Trước khi đi vào nội dung chính, chúng tôi nói qua về khái niệm “trí tuệ cảm xúc” bởi trong những gì chúng tôi chia sẻ dưới đây, sẽ sử dụng rất nhiều khái niệm này. “Trí tuệ cảm xúc” được hiểu: mình biết rõ về cảm xúc của bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác để điều khiển cho chính cảm xúc của mình. Người có năng lực làm chủ cảm xúc là người có khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh – họ chính là những người giàu trí tuệ cảm xúc.

Để cho con sau này là người có trí tuệ cảm xúc, việc đầu tiên mà cha mẹ cần phải làm đó là cần hình thành cho trẻ thói quen biết quan tâm, chia sẻ cả về công việc lẫn tình cảm với những người thân trong gia đình, hàng xóm, bạn bè…Đây tưởng như là những công việc đơn giản nhưng trong đó chứa đựng cả sự kiên trì, tình yêu thương, trách nhiệm của cha mẹ với tương lai đứa con của mình. Hơn nữa cha mẹ cũng không được nuông chiều quá mức. Đối với trẻ, sẽ có rất nhiều đòi hỏi mà cha mẹ cần đáp ứng. Nhưng trong những đòi hỏi của trẻ, sẽ có rất nhiều đòi hòi vô lý, trường hợp này cha mẹ không nên chiều. Đây chính là công việc giúp trẻ biết hạn chế cũng như điều khiển cảm xúc của chính mình.

Thứ nhất: Cha mẹ có thể giải thích cho bé hiểu sự liên quan giữa những hành vi của bé với cảm xúc của những người xung quanh. Ví dụ, khi bé giành đồ chơi của bạn: “Thử tưởng tượng con là bạn, khi bị giật món đồ chơi mình rất quý, con cảm thấy thế nào?”. Đó cũng chính là cách bạn giúp bé hiểu được cảm xúc của người khác cũng như của chính mình... Những thói quen tốt, dù rất nhỏ song sẽ hình thành cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.

Thứ hai: Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho nó vốn từ vựng cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ... Ví dụ, cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo nó là "không sao đâu, đừng khóc" mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ, các khái niệm về xúc cảm. Ví dụ, hãy hỏi trẻ có thích đồ chơi ấy không, tại sao, như vậy con bạn sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc độ hơn.

Thứ ba: Nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như "Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí biết nhường đồ chơi cho em...". Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình - một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Thứ tư: Với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế tối đa sự trừng phạt (nhưng phải chỉ ra lỗi) và hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý. Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì "Không phải lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ".

Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹ sẽ biết nên nói với con như thế nào. Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ cảm xúc, cha mẹ không thể là người "vô cảm". Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường cảm xúc, bạn nhất thiết phải dành thời gian cho con.

Một số mặt của trí tuệ cảm xúc của trẻ đựơc trau dồi dần dần qua sự tiếp xúc với bạn bè nhưng cha mẹ vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc luyện tập những măt khác nhau của nó và làm chủ các xúc cảm của mình, tỏ ra đồng cảm với người khác, điều khiển tình cảm biểu hiện ra ở những mối quan hệ với người khác.

Mặt giáo dục này của cha mẹ ảnh hưởng rất sâu sắc đối với con cái. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, khi cha mẹ có trí tuệ cảm xúc thì:

+ Con cái họ hoà hợp với họ hơn, yêu thương họ hơn và thoải mái hơn khi cha mẹ có mặt.

+ Con cái họ dễ làm chủ các xúc cảm của mình hơn, tự trấn tĩnh được khi gặp điều gì làm chúng bị lay động và chúng ít bực mình hơn.

+ Chúng dường như cũng thoải mái hơn về mặt sinh học: tỷ lệ hoócmon của stress và những chỉ số rối nhiễu XC của chúng thấp hơn.

Ngoài ra, có những lợi ích khác về mặt xã hội: những đứa trẻ này được bạn bè quý trọng và yêu thương hơn, được các giáo viên coi là dễ gần hơn. Làm theo cha mẹ, thầy cô thì trẻ ít có những vấn đề về ứng xử, ít gây hấn. Cuối cùng là những lợi ích về mặt nhận thức, những học sinh này chăm chỉ hơn và giỏi hơn. Với IQ bằng nhau, những đứa trẻ lên 5 tuổi có bố mẹ là những người hướng dẫn giỏi, đã đạt được những điểm tốt về toán và tập đọc trước khi lên tiểu học.

Như vậy, những cái lợi đối với các trẻ có cha mẹ am hiểu về xúc cảm không chỉ giới hạn vào các mặt của trí tuệ cảm xúc mà còn bao trùm lên tất cả lĩnh vực đời sống của trẻ, đặc biệt hơn cả là sự phát triển nhân cách trẻ sau này.

Ảnh hưởng của cha mẹ đến sự am hiểu xúc cảm bắt đầu từ lúc trẻ nằm trong nôi. Sự đồng cảm được học từ tuổi còn rất nhỏ, khi cha mẹ cùng có những xúc cảm của trẻ. Những đứa trẻ đã từng được tán thưởng và khuyến khích mỗi khi thu được thành công nhỏ...chúng thường lạc quan, cho rằng chúng có thể vượt qua những khó khăn mà cuộc đời dành cho chúng. Những đứa trẻ được nuôi dạy trong bầu không khí gia đình dửng dưng, không bao giờ được khuyến khích, tán thư.

(Sưu tầm trên internet)

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh trên đỉnh Bàn Cờ
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Rồng phun lửa
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bản giao hưởng bình minh
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Sơn Trà
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lãng mạn Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Chiều qua phố
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Hạnh phúc gia đình.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Lưỡng long vọng nguyệt
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Màu chiều
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Thuyền về
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Ngũ hành sơn
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sương sớm Hàn Giang
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Xuôi dòng Cu Đê
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu đi bộ Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi và biển Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bay qua đại ngàn
  • Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác. (Usinxki)
  • Nếu bạn không thể giải thích một vấn đề theo cách thật đơn giản, điều đó có nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu rõ vấn đề đó. (Albert Einstein)
  • Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác.(Beethoven)
  • Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ. (MARGARET MEAD)
  • Chúng ta đừng bằng lòng chờ đợi những gì sẽ xảy ra, mà hãy quyết tâm làm cho những điều xảy ra đúng hiện thực. (P.Marshall)
  • Một người thầy giỏi là người càng lúc càng trở nên không cần thiết đối với học trò. (Thomas Carruthers)
  • Người sống nhiều hơn không phải là người cao tuổi hơn, mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tốt hơn. (JEAN JACQUES ROUSSEAU)
  • Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được. (Usinxki)
  • Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi. (Henry Drummond)
  • Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người. A. Einstein (1879–1954)