Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em

Hàng trăm công trình nghiên cứu, đã chỉ ra cảm xúc của cha mẹ đặc biệt là người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Hơn nữa các công trình khoa học cũng khẳng định năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ, cũng như cách thức biểu hiện cảm xúc sẽ tạo nên số phận của trẻ trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu khoa học trên chúng tôi có đưa ra một số cách thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ để cho trẻ phát triển tâm lý, nhân cách tốt nhất.

1. Cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ

Những công trình nghiên cứu đầu tiên của Darwin (1872, 1877) và những công trình nghiên cứu hiện đại của Izard, 1971, chứng minh rằng những cảm xúc nền tảng (hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi) có cùng cách biểu hiện và đặc điểm kinh nghiệm ở những xã hội rất khác nhau. Một số công trình nghiên cứu khác chỉ ra rằng những cảm xúc nền tảng được đảm bảo bởi những chương trình thần kinh bẩm sinh. Như vậy, những cảm xúc nền tảng đều có nguồn gốc sinh học. Tuy nhiên mỗi người đều có thể học được cách kiềm chế hay biến đổi những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh của mình. Những người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau hay ở các nền văn hóa khác nhau học được cách biểu cảm bằng nét mặt khác nhau, có thể giấu những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh. Như vậy, những cảm xúc bẩm sinh người ta hoàn toàn có thể học được cách biểu hiện bằng con đường giáo dục. Phương thức biểu hiện những cảm xúc nguyên mẫu là bẩm sinh. Tuy nhiên phương thức bẩm sinh đó có phát triển không và phát triển như thế nào, lại do tự tạo, do giáo dục của từng nền văn hóa khác nhau. Giáo dục cảm xúc giúp con người hiểu được cảm xúc đúng tình huống, hoàn cảnh phù hợp đồng thời cũng giúp con người biết cách kiềm chế cảm xúc khi cần thiết. Cảm xúc là kết quả của giáo dục vì vậy, bậc làm cha làm mẹ hãy giáo dục cảm xúc cho con cái của mình để phát triển tình cảm một cách tốt nhất.


Ảnh trên Internet

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều tạo ra cho mình rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Nhưng mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người mẹ với đứa con của mình. Thực ra, mối quan hệ này trước đây chúng ta chưa quan tâm đến nhiều cũng như không tìm hiểu rõ mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển nhân cách, tâm lý của đứa trẻ sau này cũng như thay đổi tâm lý của chính người mẹ. Mãi đến giữa những năm 60 của thể kỷ XX, các nhà tâm lý học đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt này và sử dụng thuật ngữ “sự gắn bó” để diễn tả nó. Sự gắn bó mẹ con được đặc trưng bởi cảm xúc nồng ấm cùng với sự giao lưu tình cảm sâu sắc giữa mẹ và con.

Nhà tâm lí học Ainsworth, 1983, đã coi những cách thức cư xử biểu hiện sự gần gũi của trẻ và mẹ là những yếu tố hành vi của sự gắn bó, bao gồm: hành vi mang tính dấu hiệu (khóc, cười, nói); hành vi mang tính định hướng (nhìn); hành vi lôi cuốn sự chú ý (dõi theo, đến gần) và cả các hoạt động tích cực để có được sự tiếp xúc cơ thể (thử leo trèo, ôm ấp, hôn hít, ghì chặt, siết chặt, nắm lấy). Sự gắn bó có được từ cả hai phía (trẻ và mẹ), gắn liền với các cảm xúc và sự giao lưu tình cảm yêu thương gần gũi. Còn Ainsworth cho rằng nếu thiếu các cách thức cư xử nói trên thì những mối quan hệ cảm xúc khó có thể hình thành. Ví dụ: làm sao có thể nói về tình cảm gắn bó gần gũi ở những đứa trẻ có biểu hiện thường xuyên lảng tránh khi người mẹ muốn tiếp xúc với chúng; hoặc ở những trẻ không cười, không có biểu hiện thích thú khi người mẹ xuất hiện. Rõ ràng, người mẹ (người chăm sóc) cần phải tích cực, chủ động hơn trong khi tiếp xúc với trẻ để làm tăng thêm sự gắn bó. Những hành động ban đầu ở trẻ cần được đáp lại bằng những phản ứng phù hợp từ phía người lớn như: chuyện trò, mỉm cười và gần gũi trẻ. Những cách cư xử của người lớn cũng lại gây ra những phản ứng nào đó ở trẻ. Nếu cha mẹ và những người gần gũi với trẻ luôn có những biểu hiện cảm xúc phù hợp thì họ có thể giúp cho trẻ học điều khiển những cảm xúc của mình và mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ là mối quan hệ của sự tin tưởng và an toàn. Nhà tâm lí học Bowbly, 1973, đã khẳng định rằng, ngay từ khi vừa mới sinh ra, trẻ đã có các cách thức cư xử cho phép gần gũi với mọi người, trẻ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng đáp lại những tín hiệu giao tiếp của người lớn. Theo Bowbly thì những cách thức cư xử như thế được hình thành ở con người và những loài động vật khác trong quá trình tiến hoá, trong quá trình sống, quá trình trưởng thành và trong di truyền.

Bowbly khẳng định rằng sự gắn bó được hình thành dựa trên những cách thức cư xử đã lập trình sẵn của trẻ và của những người quan tâm đến trẻ, sau đó sự gắn bó được củng cố bằng các hoạt động, các biểu hiện bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Do đó, di truyền và môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như duy trì sự gắn bó giữa trẻ và người lớn. Theo Bowbly, sự gắn bó của trẻ với người đầu tiên quan tâm đến trẻ được hình thành dưới dạng mô hình giải phẫu bên trong hoặc dưới dạng hệ thống vào cuối năm đầu sau khi sinh. Trẻ sử dụng mô hình này để cố gắng đoán trước và giải thích cách cư xử của mẹ đồng thời điều khiển các phản ứng của riêng mình. Ngay sau khi mô hình giải phẫu sinh lý bên trong được hình thành, trẻ vẫn tiếp tục duy trì, củng cố mô hình đó ngay cả khi các cư xử của những người quan tâm đến trẻ thay đổi. Ví dụ, nếu mẹ bị ốm, một thời gian dài không quan tâm chăm sóc trẻ được, sau khi bình phục, người mẹ tiếp tục quan tâm đến trẻ thì trẻ vẫn chấp nhận việc mẹ ít quan tâm đến mình nhưng với trạng thái không thoải mái. Điều đó dẫn đến việc các bà mẹ cảm thấy khó khăn hơn trong việc thể hiện sự gần gũi của mình với trẻ sau một thời gian xa cách (Bretherton, 1992). Cuối cùng các nhà tâm lí học Bowbly và Ainsworth đi đến khẳng định rằng, kiểu quan hệ giữa cha mẹ và trẻ được hình thành trong quá trình phát triển sự gắn bó hai năm đầu đời sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những mối quan hệ về sau này. Các nhà tâm lí học trong suốt thời gian dài đã cho rằng sự gắn bó của trẻ với người lớn chỉ xuất hiện khi người lớn thoả mãn những nhu cầu của trẻ. Người ta cho rằng trẻ học được cách gần gũi với người lớn bằng việc người lớn thoả mãn những nhu cầu sinh học của trẻ, ví dụ như cho trẻ ăn (Sears, 1963). Tuy nhiên các cuộc nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc quan tâm đáp ứng nhu cầu của trẻ chỉ là một trong nhiều nguyên nhân tạo ra sự gắn bó ban đầu ở trẻ.

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Đi theo những gì bạn thực sự đam mê và để nó dẫn đường bạn tới đích đến của mình. (Diane Sawyer)
  • Nhân đức làm cho con người đáng yêu trong cuộc sống và đáng nhớ sau khi chết. (B.Coracian)
  • Lương tâm mà rách nát thì cuộc đời cũng chỉ chắp vá mà thôi.(VICTOR HUGO)
  • Người vĩ đại thảo luận về những ý tưởng, người bình thường trao đổi về các sự kiện,người tầm thường thì thích bàn chuyện của người khác. (Eleanor Roosevelt)
  • Chúng ta sinh ra không phải là người hoàn hảo và cũng không phải để yêu con người hoàn hảo, mà là để học cách yêu người không hoàn hảo...theo cách hoàn hảo.(Khuyết danh)
  • Không gì rẻ mà quý bằng thái độ lịch sự. (Cerventès)
  • Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường tiềm ẩn để con người khai phá và vượt qua. (LỖ TẤN)
  • Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc có một lần. (Giăng Pôn)
  • Người thầy trung bình chỉ biết nói - Người thầy giỏi biết giải thích.Người thầy xuất chúng biết minh họa - Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng. (William A.Ward)
  • Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.