Chào mừng quý khách đến với website của Trường mầm non Ánh Sáng, Quận Thanh Khê, Thành phố Ðà Nẵng.

GS Ngô Bảo Châu được bầu làm viện sĩ Hàn lâm Mỹ

Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu trở thành một trong 220 thành viên mới của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, cùng với các tên tuổi lớn như Hillary Clinton, Clint Eastwood.

Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Internet

Đại học Chicago tại Mỹ - nơi giáo sư Ngô Bảo Châu làm việc - thông báo ông Bảo Châu cùng 7 người trong trường bầu làm viện sĩ mới của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ. Viện đã công bố danh sách các viện sĩ mới, trong đó có tên giáo sư Ngô Bảo Châu, trên trang web.

"Được bầu vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ vừa là vinh dự dành cho những thành tựu phi thường, vừa là lời kêu gọi cống hiến", Leslie C. Berlowitz, chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, phát biểu sau khi công bố danh sách hôm 17/4.

Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ - có trụ sở tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ - là một trong những tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới về chính sách. Các thành viên của viện là những người đứng đầu trong nhiều lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, kinh doanh và các vấn đề xã hội. Họ sẽ cống hiến cho các nghiên cứu của viện về chính sách công nghệ, an ninh toàn cầu, giáo dục, chính sách xã hội và nhiều lĩnh vực khác.

Trong số những người được bầu vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ lần này có Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, đạo diễn lừng danh Clint Eastwood, nhạc sĩ được phong tước Paul McCartney và nhiều tên tuổi lớn trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và nhân văn.

Các viện sĩ mới sẽ được vịnh danh tại một buổi lễ chính tức vào ngày 6/10 tại trụ sở của Viện ở bang Massachusetts.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền giáo dục của Pháp và Việt Nam, khi ông được trao tặng Huy chương Fields, phần thưởng danh dự nhất thế giới trong lĩnh vực toán học. Ngô Bảo Châu đã giải quyết được một bài toán khó tồn tại trong 30 năm qua của nền toán học thế giới, bắc một cây cầu giữa hai lĩnh vực tưởng là riêng biệt trong toán học và qua đó mở đường cho nhiều nhà toán học khác trong nghiên cứu.

Tháng 2 năm nay Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nhà nước Pháp, cho giáo sư Ngô Bảo Châu. Huân chương này được hoàng đế Napoléon Bonaparte lập ra năm 1802 để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp, bao gồm cả người Pháp và người nước ngoài.

Theo VnExpress      

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trường mẫu giáo tư thục Ánh Sáng.
Địa chỉ: K83/7 Huỳnh Ngọc Huệ - Thanh Khê - Đà Nẵng

Nhận các cháu có độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Phụ huynh có nhu cầu gởi con, xin liên hệ tại văn phòng nhà trường để làm thủ tục nhập học cho cháu.

LIÊN KẾT WEBSITE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG WEB.
Bố cục trang web.













Nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome để mở video mà không xem được thì bạn chuyển sang trình duyệt Firefox để xem video. Bạn thông cảm cho sự bất tiện này.












Khi khung hình chứa tranh vẽ không hợp lý, bạn nhớ nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn chuột để thu phóng về giá trị hợp lý nhất (chẳng hạn 90%)





Bạn có thể duyệt Web trong các trình duyệt ie7, ie8,..., Google Chrome, Firefox, Cốc cốc, Microsoft Edge, Opera, Safari, Torch Browser, Maxthon, Seamonkey, Avant Browser, Deepnet Explorer, v,v...
ngam-da-nang-trong-toi-qua-anh-dep-du-lich.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
bana_vnphoto.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cáp treo Bà Nà Đà Nẵng
3329700_IMG_9923.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Rồng Đà Nẵng
anh-10-1038.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cá hóa Rồng
anh-dep-da-nang-a16.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Bình minh Đà Nẵng
10359915_10202314867938593_4343614869053218702_n.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
17417049735_408ddc36cf_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn và Đà Nẵng về đêm
17229260388_0074ea8c68_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Pháo hoa Đà Nẵng
16796707193_3eeb2263c9_c.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã Ba Huế
top.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cảnh đẹp Sơn Chà
Du-lich-Da-Nang-Traveltimes-4.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
3032015-Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế rực sáng ánh điện đêm khánh thành.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
phao10-1430329490_1200x0.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Siêu trăng cầu Trần Thị Lý
Cầu Vàng Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Cầu Vàng- Đà Nẵng
Núi Thần Tài - Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Núi Thần Tài- Đà Nẵng
meo-xem-phao-hoa-da-nang-2015-dep-nhat1.jpg
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Sông Hàn về đêm
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Muôn sắc màu Đà Nẵng
Một vài hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Công viên Châu Á
  • Chúng ta đừng bằng lòng chờ đợi những gì sẽ xảy ra, mà hãy quyết tâm làm cho những điều xảy ra đúng hiện thực. (P.Marshall)
  • Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau. (UNESCO)
  • Nếu bạn không thể giải thích một vấn đề theo cách thật đơn giản, điều đó có nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu rõ vấn đề đó. (Albert Einstein)
  • Kiến thức, chỉ có được nhờ suy nghĩ tích cực, chứ không phải nhờ vào trí nhớ, như vậy mới là kiến thức thực sự. (LEV TOLSTOY)
  • Ăn mừng sự thành công cũng tôt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại. (BILL GATES)
  • Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình. (Karl Jung)
  • Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được. (H.Cason)
  • Người thực sự biết suy nghĩ, hấp thu kiến thức từ trong sai lầm của mình phải nhiều hơn hấp thu kiến thức từ trong thành công của mình. (JOHN. DEWEY)
  • Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường tiềm ẩn để con người khai phá và vượt qua. (LỖ TẤN)
  • Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời. F. Engels (1820–1895)